menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đại Tư Tế

Rủi ro lớn nhất với ngành thép

Kỳ vọng ngành thép sẽ phục hồi với sự dẫn dắt của thị trường nội địa, nhất là trong nửa cuối năm 2024. Tuy vậy, các chuyên gia của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vẫn lưu các doanh nghiệp cần cẩn trọng với áp lực từ thép giá rẻ của Trung Quốc.

Trong khi một số doanh nghiệp lớn trong ngành thép như Hòa Phát dần ‘gượng dậy’ sau giai đoạn khó khăn, thì một số đơn vị nhỏ hơn đã phải bán bớt tài sản để có thể giải quyết một phần nhu cầu về dòng tiền.

Các sản phẩm thép Trung Quốc không chỉ cạnh tranh về bán hàng với các sản phẩm thép nội địa, mà còn ảnh hưởng đến giá thép Việt Nam do sự tương quan cao giữa hai thị trường. Sản phẩm dự kiến chịu nhiều ảnh hưởng nhất là thép xây dựng.

Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh giá thép thế giới có diễn biến giảm và áp lực thép giá rẻ ở Trung Quốc đưa sang Việt Nam gia tăng.

Cụ thể, giá thép thế giới đã giảm 12,4%, từ mức 4.019 xuống mức 3.521 Nhân dân tệ mỗi tấn trong giai đoạn từ ngày 21-11-2023 đến 26-3-2024, tức về lại vùng đáy được xác lập vào tháng 5-2023. Giá thép cuộn cán nóng (HRC) thế giới cũng giảm 23,9%, từ mức 1.137 xuống mức 865 đô la Mỹ mỗi tấn trong giai đoạn từ ngày 26-12-2023 đến ngày 25-3-2024

Trong khi đó, xuất khẩu thép của Trung Quốc đạt 15,9 triệu tấn trong hai tháng đầu năm 2024, tăng 32,6% so với cùng giai đoạn năm 2023. Trước đó, năm 2023 ghi nhận sản lượng thép xuất khẩu từ Trung Quốc ở mức cao nhất trong giai đoạn 2017-2023, về lại mức trên 80 triệu tấn mỗi năm, tương ứng với giai đoạn 2014-2015 – thời điểm Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu thép sang các nước do thừa cung.

Các chuyên gia của VDSC cho biết hiệu suất hoạt động của các lò cao tại Đường Sơn – trung tâm sản xuất thép của Trung Quốc – duy trì ở mức 70%, cùng với triển vọng cắt giảm sản lượng trong năm 2024 chưa rõ ràng. Đây là hai yếu tố cho thấy lượng thép Trung Quốc xuất khẩu sang các các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, vẫn sẽ duy trì ở mức cao trong bối cảnh mức tiêu thụ của thị trường nội địa nước này còn thấp.

Thực tế này cũng được ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát thừa nhận tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra tuần trước.

Cụ thể, sản lượng thép sản xuất trong nước chỉ đạt hơn 2 triệu tấn trong quí 1-2024, trong sản lượng thép nhập khẩu đã vượt mức 3 triệu tấn, riêng sản lượng nhập khẩu từ Trung Quốc là hơn 2,3 triệu tấn. Con số này, theo ông Long là quá lớn, tạo nguy cơ đè bẹp sản xuất trong nước. Do đó, Hòa Phát đã gửi kiến nghị điều tra chống bán phá giá tới Cục quản lý cạnh tranh của Bô Công Thương.

“Giá thép trên thị trường trung bình khoảng 550 đô la Mỹ mỗi tấn thì có doanh nghiệp Trung Quốc bán giá 510, thậm chí 490 đô la”, ông Long nói.

Bên cạnh nỗi lo thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, phần lớn doanh nghiệp ngành thép sẽ phải đối mặt với áp lực quản trị hàng tồn kho. Theo đó, với đặc thù của doanh nghiệp thuộc nhóm sản xuất và thương mại, phần lớn doanh nghiệp đều duy trì lượng tồn kho nhất định liên quan tới nguyên liệu và thành phẩm thép.

Ngoại trừ SMC và Pomina sở hữu lượng tồn kho thép thấp do đang trong quá trình tái cơ cấu, bán bớt tài sản và thu hẹp kinh doanh để ổn định dòng tiền, hầu hết doanh nghiệp trong ngành có tỷ trọng tồn kho tương đối lớn.

Tính tới cuối năm 2023, Thép Tiến Lên có giá trị tồn kho 2.413,4 tỉ đồng, chiếm 58,5% tổng tài sản; Thép Nam Kim tồn kho 5.718,7 tỉ đồng, chiếm 46,7% tổng tài sản; Hoa Sen tồn kho 8.025,4 tỉ đồng, chiếm 42,7% tổng tài sản.

Với thời gian lưu kho khoảng 3-5 tháng, tức doanh nghiệp thép phải mất chừng đó thời gian để giải phóng hàng tồn kho, cũng như nhập hàng mới với giá thấp hơn thì việc giá thép bắt đầu giảm từ cuối tháng 11-2023 tới nay. Điều này đồng nghĩa với áp lực tồn kho giá cao có thể kéo dài sang quí 2-2024.

Về lý thuyết, tồn kho của doanh nghiệp thép là cấu thành chính của giá vốn hàng bán. Việc tích trữ tồn kho lớn trong môi trường giá bán tăng sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận gộp, đồng thời tăng lãi. Ngược lại, việc trích trữ tồn kho lớn trong môi trường giá giảm sẽ trở thành gánh nặng với doanh nghiệp, vì phải thực hiện bán dưới giá vốn.

Điển hình là trường của Thép Tiến Lên, đơn vị này từng phải bán hàng dưới giá vốn vào quí 4-2022, dẫn tới lợi nhuận gộp âm 51,2 tỉ đồng, góp phần dẫn tới số lỗ kỷ lục 114,2 tỉ đồng. Trong đó, nguyên nhân chính cũng tới từ việc tích trữ tồn kho trong bối cảnh giá thép bất ngờ lao dốc và giảm nhanh, lượng hàng tiêu thụ chậm, dẫn tới giá thành cao.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại