Rủi ro hủy niêm yết tại Mỹ của chứng khoán Trung Quốc
Theo ông Jack Siu, Giám đốc đầu tư của Greater China tại Credit Suisse, khi rủi ro pháp lý gia tăng ở Trung Quốc, các nhà đầu tư nên giảm tỷ lệ tiếp xúc với các cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong vòng 12 đến 18 tháng tới. Do đó, các nhà đầu tư nên
Thị trường chứng chỉ lưu ký tại Mỹ (ADR) của Trung Quốc đang chịu áp lực khi các nhà đầu tư lo sợ trước hàng loạt quy định thắt chặt của Bắc Kinh trong năm qua và nó ảnh hưởng tới các lĩnh vực từ công nghệ đến giáo dục và bất động sản.
Nhiều công ty Trung Quốc đã niêm yết ADR tại Mỹ đang bị các cơ quan quản lý Trung Quốc nhắm tới. Tuần trước, gã khổng lồ gọi xe Trung Quốc Didi đã thông báo quyết định hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán New York và thay vào đó niêm yết ở Hồng Kông. Cổ phiếu của Didi đã giảm 44% kể từ khi IPO vào ngày 30/6 và hiện đóng cửa ở mức 7,8 USD/cổ phiếu.
Cổ phiếu đã giảm mạnh sau khi có báo cáo rằng các cơ quan quản lý Trung Quốc đã yêu cầu các giám đốc điều hành của công ty phải xây dựng kế hoạch hủy niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York vì lo ngại về việc rò rỉ dữ liệu nhạy cảm.
Theo đại diện của FactSet, việc hủy niêm yết của Didi gây “nguy hiểm” cho số cổ phần khổng lồ do SoftBank và Uber nắm giữ.
Didi được cho là đã "thu hút" sự phẫn nộ của các nhà quản lý khi thúc đẩy IPO mà không giải quyết các vấn đề an ninh mạng tồn đọng mà các nhà chức trách muốn giải quyết. Didi hiện là ứng dụng gọi xe lớn nhất Trung Quốc và nắm giữ nhiều dữ liệu về các tuyến đường du lịch và người dùng.
Trong khi đó, Ủy Ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đã hoàn thiện các quy tắc cho phép cơ quan quản lý hủy niêm yết cổ phiếu nước ngoài nếu các công ty không đáp ứng các yêu cầu kiểm toán. Các công ty đại chúng nước ngoài niêm yết tại Mỹ có thể bị hủy niêm yết nếu kiểm toán viên của họ không tuân thủ các yêu cầu cung cấp thông tin từ các cơ quan quản lý của Mỹ.
Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đã thông qua các sửa đổi để hoàn thiện những quy tắc nhằm thực hiện Đạo luật có trách nhiệm giải trình của các công ty nước ngoài (HFCAA). Luật được thông qua vào năm 2020 sau khi các cơ quan quản lý Trung Quốc liên tục từ chối các yêu cầu từ Ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng (PCAOB), được thành lập vào năm 2002 để giám sát việc kiểm toán của các công ty đại chúng và để kiểm tra việc kiểm toán của các công ty Trung Quốc niêm yết và giao dịch tại Mỹ.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ tìm cách niêm yết kép trên cả thị trường chứng khoán Hồng Kông. Các công ty này bao gồm những gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba và JD.com, cũng như nền tảng truyền thông xã hội Weibo.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận