Rời HĐQT ngân hàng Vietcombank, đại gia Trương Gia Bình giàu cỡ nào?
Dù không tiếp tục tham gia vào HĐQT Vietcombank trong nhiệm kỳ mới, đại gia Trương Gia Bình vẫn là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Ngày 21/4 tới đây, Đại hội đồng cổ đông thường niên Vietcombank sẽ báo cáo và trình cổ đông thông qua việc bầu Thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023-2028. Để chuẩn bị cho Đại hội, Vietcombank vừa công bố danh sách 8 thành viên dự kiến bầu vào HĐQT nhiệm kỳ mới. Trong đó có 7 thành viên tái cử và 1 nhân sự mới.
Danh sách đề cử có các thành viên HĐQT Vietcombank đương nhiệm gồm: ông Phạm Quang Dũng (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Thanh Tùng (Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc), ông Đỗ Việt Hùng, ông Nguyễn Mỹ Hảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Hồng Quang (thành viên HĐQT).
Vietcombank cũng sẽ bầu tái cử ông Shojiro Mizoguchi, thành viên HĐQT đương nhiệm nhiệm kỳ 2018-2023 tiếp tục tham gia nhiệm kỳ mới. Ông Shojiro Mizoguchi là người đại diện vốn nhà đầu tư nước ngoài do cổ đông Mizuho đề cử.
Đại gia Trương Gia Bình (Chủ tịch FPT) không tham gia tái cử vị trí Thành viên HĐQT VCB
Đáng chú ý, đại gia Trương Gia Bình (Chủ tịch FPT) không tham gia tái cử do nguyện vọng cá nhân. Trước đó, ông Trương Gia Bình được bầu vào HĐQT Vietcombank tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018.
Gương mặt mới được đề xuất thay thế vị trí do đại gia Trương Gia Bình để lại là ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần Viet Lotus. Ông Ngoạn là nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên Tổ tưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vietcombank (hiện nay đã nghỉ hưu).
Dù không tiếp tục tham gia vào HĐQT Vietcombank trong nhiệm kỳ mới nhưng đại gia Trương Gia Bình vẫn là một cái tên nổi tiếng trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Theo đó, ngoài vai trò là thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2018-2023 của Vietcombank, đại gia Trương Gia Bình đang giữ vị trí lãnh đạo ở một loạt doanh nghiệp khác như Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT (FPT); Chủ tịch Công ty TNHH giáo dục FPT, Thành viên HĐQT CTCP Viễn thông FPT (Mã CK: FOX); Thành viên HĐQT Trường đại học FPT và Thành viên Hội đồng thành viên Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT.
Phần lớn khối tài sản trên sàn chứng khoán của đại gia Trương Gia Bình nằm ở mã cổ phiếu FPT, doanh nghiệp do ông đang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT. Cụ thể, ông Bình đang trực tiếp nắm giữ hơn 76,7 triệu cổ phiếu FPT. Tính theo giá thị trường kết phiên giao dịch ngày 19/4, khối tàn sản này có giá trị gần 6.100 tỷ đồng.
Trong khi đó, nhận định về xu hướng giao dịch của thị trường chứng khoán Việt nam trong phiên giao dịch ngày 20/4, chuyên gia của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng thị trường sẽ có những sự giằng co, thậm chí hồi phục trong phiên sáng để chỉ số VN-Index kiểm định lại kháng cự EMA5 tại vùng 1.053 điểm. Tuy nhiên, nếu nhịp tăng điểm diễn ra với xu lực yếu và thanh khoản thấp, nhiều khả năng lực bán sẽ gia tăng và chiếm ưu thế trở lại trong phiên chiều. Khi đó, VN-Index sẽ có khả năng sẽ tiếp tục sụt giảm, hướng về hỗ trợ ngắn hạn tiếp theo tại 1.035-1.040 điểm. Diễn biến này có thể sẽ thử thách nỗ lực duy trì tín hiệu khả quan hơn của nhóm VNMidcap hay VNSmallcap. Nếu như 2 chỉ số này vi phạm các hỗ trợ lần lượt tại 1.316 điểm và 1.152 điểm, xu hướng đầu cơ tại phân khúc vốn hóa vừa và nhỏ cũng sẽ kết thúc.
Chuyên gia của CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.040-1.045 điểm và hồi phục về cuối phiên trong phiên 20/04. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn, cho nên Yuanta cho rằng các chỉ số có thể sẽ khó giảm mạnh và các chỉ số có thể hồi phục. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn giảm nhẹ cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn bi quan với xu hướng hiện tại và cơ hội mua mới vẫn thấp.
Điểm tích cực là xu hướng ngắn hạn ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn tích cực cho nên dòng tiền ngắn hạn vẫn sẽ chủ yếu tập trung ở hai nhóm cổ phiếu này trong vài phiên tới.
Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục cơ cấu lại danh mục để giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức cân bằng tại các nhịp hồi và hạn chế mua mới ở giai đoạn này.
Chuyên gia của CTCK Asean (Aseansc) cũng dự báo trong phiên giao dịch 20/04, VN-Index sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.040-1.045 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.030-1.035 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng ngày 20/04 là ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 4, và thị trường có khả năng xảy ra biến động khó lường về cuối phiên.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận