Robinhood đặt mục tiêu định giá 35 tỷ đô la trong đợt IPO sắp tới
Robinhood, sàn giao dịch mọi thứ và miễn phí giao dịch, đang hướng tới mục tiêu đạt được mức định giá lên tới 35 tỷ đô la trong đợt IPO sắp tới của mình, theo một bản cáo bạch sửa đổi được nộp cho SEC vào thứ Hai.
Sàn giao dịch, được cho là sẽ ra mắt công chúng ngay trong tuần tới, dự kiến sẽ bán khoảng 55 triệu cổ phiếu trong đợt IPO của mình để huy động hơn 2,3 tỷ USD trong quá trình này, với giá cổ phiếu trong khoảng 38 - 42 USD.
Sàn giao dịch có sứ mệnh là dân chủ hóa quyền truy cập vào các sản phẩm đầu tư, đã đạt mức định giá 11,7 tỷ đô la vào tháng 9 năm ngoái. Vào thời điểm đó, Robinhood đã huy động được 460 triệu đô la trong phần mở rộng của vòng tài trợ Series G, với sự tham gia của Andreessen Horowitz, Sequoia, DST Global, Ribbit Capital, 9Yards Capital và D1 Capital Partners.
Robinhood đã có một quý đầu tiên rất tốt, được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhu cầu giao dịch do Covid-19 và các yếu tố khác. Trong quý đó, công ty đã tạo ra doanh thu lên tới 522 triệu đô la, được hỗ trợ bởi các giao dịch liên quan đến tiền điện tử mà sự gia tăng của Dogecoin là một yếu tố thúc đẩy quan trọng.
Robinhood là một trong những công ty đã tận dụng sự điên cuồng của giao dịch tiền điện tử vào đầu năm nay. Công ty tiết lộ trong hồ sơ IPO của mình rằng hơn 9,5 triệu khách hàng đã sử dụng nền tảng của mình để giao dịch 88 tỷ đô la tiền điện tử. Cơn sốt doge-mania ảnh hưởng đến thị trường cũng mang lại lợi ích cho Robinhood. Công ty đã tiết lộ rằng hơn một phần ba doanh thu từ giao dịch tiền điện tử trong quý 1 của họ là từ giao dịch Dogecoin.
Sự bùng nổ trong lĩnh vực kinh doanh dựa trên tiền điện tử của công ty cũng đã làm dấy lên những lo lắng từ các nhà quản lý. Đầu tháng này, SEC đã trì hoãn việc IPO của Robinhood do những lo ngại liên quan đến phần giao dịch tiền điện tử trong mô hình kinh doanh của Robinhood. Mặc dù các chi tiết cụ thể của sự chậm trễ này không rõ ràng, nhưng nó cho thấy tiền điện tử đang nằm trong tầm ngắm của các nhà quản lý, thậm chí họ sẽ còn thắt chặt hơn nữa với một công ty như Robinhood khi chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán.
Robinhood cũng đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì những hành động của mình khi hạn chế việc mua cổ phiếu GameStop (NYSE:GME) của các nhà đầu tư khi giá cổ phiếu tăng mạnh làm dấy lên nghi ngờ về việc công ty đang làm lợi cho các quỹ phòng hộ và tổ chức lớn đang bán khống cổ phiếu này. Vào thời điểm đó, Vlad Tenev, Giám đốc điều hành của Robinhood, tuyên bố tình huống này là "không thể chấp nhận được" và nhấn mạnh rằng họ đang làm mọi thứ trong khả năng của mình để tình huống đó không xảy ra nữa.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận