Review nhóm ngành tiềm năng đáng để đầu tư trong năm 2022 (Phần 2)
2.1 Bất động sản Khu công Nghiệp
Năm 2021, bất động sản khu công nghiệp là “điểm sáng” duy nhất trên thị trường với mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân 15 - 18%. Bước sang năm 2022 với việc Chính phủ triển khai quyết liệt Chương trình phát triển Kinh tế - xã hội, dự báo BĐS KCN sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng “nóng”.
Bên cạnh kết quả tích cực về lợi nhuận của các DN kinh doanh hạ tầng KCN, nguồn vốn FDI cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh. Trong năm 2022, tổng nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam ước đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và cả nước phải trải qua nhiều đợt giãn cách toàn xã hội để phòng, chống dịch. Đà tăng trưởng này vẫn tiếp tục được duy trì, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2022 Việt Nam thu hút gần 5 tỷ USD vốn FDI, dù con số này bằng 91,5% so với cùng kỳ nhưng vốn thực hiện lại tăng 7,2%, cho thấy tín hiệu tích cực trong thời điểm đại dịch đang có mức độ lây lan lớn nhất từ trước đến nay.
Kết quả của việc thu hút vốn đầu tư FDI cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam; nhờ năng lực chống chọi, nền tảng vững chắc, DN FDI xử lý tương đối tốt tình huống và duy trì đầu tư. Bên cạnh đó tình hình địa chính trị trong nước ổn định cũng là cơ sở để nguồn vốn FDI tin tưởng
Bên cạnh đó cách chống dịch của Trung Quốc đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu là một cơ hội cực kì tốt cho Việt Nam đón nhận nguồn vốn FDI từ Trung Quốc chảy sang.
Một số cổ phiếu Bất động sản KCN đáng quan tâm : #GVR, #KBC, #SZL, #SZC ,#ITA, #IDC
2.2 Nhóm cổ phiếu cảng biển
Cổ phiếu dòng cảng biển tuy thanh khoản thấp và vốn hoá nhỏ, nhưng đây cũng là các CP cho mức độ sinh lời tốt với NĐT trong thời gian vừa qua.
Ngành cảng cũng có nét tương đồng với nhóm cp hoá chất khi được lợi giúp KQKD khởi sắc. Và yếu tố phân hoá cũng làm cho các CP này bất chấp thị trường chung. Em cho rằng nếu có nhịp điều chỉnh ngắn thì nhóm cp cảng biển sẽ là cơ hội và tiếp tục tăng trở lại cho mục tiêu dài hơn phía sau. Tuy nhiên, vì thanh khoản không đều và ít mã có thể giải ngân lớn, ngành này #GMD, #HAH là đại diện mà em quan tâm, khuyến nghị. NĐT có thể canh mua tích luỹ trong các phiên tới nếu giá có sự điều chỉnh.
2.3 Nhóm bán lẻ
Các công ty bán lẻ và phân phối niêm yết là những công ty lớn và đã tồn tại được qua Covid-19 sẽ có tốc độ phục hồi mạnh mẽ và trở lại giai đoạn tăng trưởng vào 2022 nhờ 1.Trạng thái “bình thường mới” sẽ ngăn chặn các đợt giãn cách xã hội trong phạm vi rộng, vốn gây tổn hại các công ty bán lẻ và nhà phân phối trong Q3/21 vừa qua và 2. Các công ty lớn sẽ chiếm thêm thị phần từ các công ty bán lẻ và phân phối khác đã rời khỏi thị trường.
Ngành bán lẻ cũng sẽ cover rất tốt với lạm phát gia tăng trong năm 2022. Em nhận thấy các xu hướng thúc đẩy tăng trưởng cho ngành gồm:
+ Đa kênh và trực tuyến trở thành động lực động lực chính cho các công ty bán lẻ.
+ Nhu cầu ngày càng tăng đối với điện thoại thông minh chính hãng cao cấp và các sản phẩm làm việc tại nhà
+ Chuỗi cửa hàng bách hóa hiện đại được hưởng lợi từ sự chuyển dịch tiêu dùng sau đại dịch sang thương mại hiện đại.
Do đó, các công ty đang hoạt động và áp dụng chiến lược theo xu hướng trên sẽ đạt được tăng trưởng tốt trong giai đoạn tới. Một số mã tiêu biểu: #MWG, #PNJ,# VRE, #DGW…
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận