menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thúy Anh

Returnable "nhảy vào" sân chơi mới

Khi mua hàng trực tuyến tăng trưởng, lượng hàng trả lại cũng tăng theo, một loại hình kinh doanh mới ra đời: hỗ trợ nhà bán lẻ và người mua quản lý hàng trả lại. Returnable là một công ty như vậy.

Theo dữ liệu của CBRE, người Mỹ đã chi kỷ lục 222 tỷ USD cho các giao dịch mua hàng trực tuyến trong mùa lễ vừa qua, trong đó gần 30% là hàng trả lại - tăng 13% so với năm 2020 và tăng 40% so với năm 2019. Đối phó với tất cả những đơn hàng trả lại đó là một vấn đề vô cùng đau đầu đối với các nhà bán lẻ và khách hàng. Returnable đã “nhảy vào” để giúp xử lý các đơn hàng này dưới dạng một dịch vụ trả phí hàng tháng.

Returnable đặt các hộp tại hành lang chung cư, nơi cư dân có thể gửi thông tin về biên lai và chi tiết đơn hàng đến công ty và bỏ đồ trả lại vào đó với chi phí 8 USD/tháng. Quy trình xử lý đơn hàng sẽ được Returnable cập nhật và sau cùng sẽ gửi tiền hoàn trả tới khách hàng.

Hầu hết các nhà bán lẻ đều có khoản phí vận chuyển trả trước cho các trường hợp trả lại hàng, nhưng nếu họ tính phí vận chuyển thì chi phí đó sẽ được tính vào khoản tiền hoàn lại của khách mua. Returnable đang đưa ra giải pháp tiết kiệm nhất để xử lý hàng trả lại, bao gồm cả việc trả hàng tại cửa hàng, trích lời Giám đốc điều hành Kevin Dougherty.

Returnable "nhảy vào" sân chơi mới

Dougherty cho biết Returnable đang triển khai bước đầu tại các toà nhà chung cư trong khu vực tàu điện ngầm của Thành phố New York. Họ cũng đang hoạt động tại ba tòa nhà Connecticut và có kế hoạch mở rộng thêm năm tòa nhà trong những tuần tới.

Nếu mô hình như kiểu Returnable thành công, đây sẽ là một “liều thuốc” hữu hiệu cho các nhà bán lẻ. Hiện tại, để xử lý vấn đề trả lại hàng, nhiều hãng bán lẻ lớn thậm chí vẫn hoàn tiền và còn cho luôn khách món hàng đó (nếu giá trị hàng không quá lớn).

Các nhà bán lẻ lớn như Walmart, Amazon hay Target đều có chính sách “hoàn tiền, cho hàng” từ vài năm nay. Do đại dịch và những thách thức hậu cần toàn cầu, gánh nặng vận chuyển ngày càng đổ lên vai phía nhà bán lẻ. Số đơn gửi trả hàng trực tuyến đã tăng 70% vào năm 2020, khiến các nhà bán lẻ bị mắc kẹt với việc xử lý các chi phí phát sinh, có thể cao tới 15% -20% giá thành sản phẩm. Thành thử, họ thà hoàn tiền cho khách mà không lấy lại hàng vẫn còn có lợi hơn việc phải lấy lại món hàng.

Như vậy có thể thấy, việc trả lại hàng đang “ngốn” kha khá chi phí của các nhà bán lẻ. Vì vậy, tuy mới ra đời, nhưng mô hình hỗ trợ trả hàng như của Returnable được dự đoán sẽ rất tiềm năng trong thời gian tới, nhất là khi dịch vẫn còn gây ra nhiều khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại