menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
24HMoney

Resilient, có nghĩa gì?

Nếu các anh chị lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý với chủ đề của năm 2021 mà tôi đã đề xuất là RESILIENT, thì các anh chị phải chuyển tư duy này thành hành động.

1. Cập nhật chiến lược kinh doanh theo xu hướng của thị trường, mà chủ yếu là bắt nguồn từ sự tác động của CoVid-19.

Khi nói đến chiến lược kinh doanh, chúng ta thường nói đến 2 yếu tố:

- Thị trường (thị trường hiện hữu / thị trường mới)

- Sản phẩm (sản phẩm hiện hữu / sản phẩm mới)

Tuy nhiên, thách thức của việc ứng dụng Ansoff Matrix vào hoạch định chiến lược kinh doanh trong bối cảnh thị trường hiện tại là khái niệm thị trường bây giờ không còn như trước mà chúng ta đã từng nghĩ.

Người tiêu dùng, khách hàng, đối tác kênh, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh ... với những nhu cầu, mong muốn, và với vai trò, tầm ảnh hưởng của họ, bây giờ đã khác trước rất nhiều.

Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể, không nên assume rằng thị trường với những mô tả, định nghĩa như trước đây (về qui mô, nhu cầu, hành vi mua, product preference, competitor ...), mà chúng ta phải đánh giá, xác định lại toàn bộ thị trường của mình, để trên cơ sở đó mà hoạch định chiến lược kinh doanh của mình.

Vậy nếu thị trường thay đổi thì sản phẩm có nên/cần phải thay đổi?

Không phải tất cả, nhưng tôi cho là rất nhiều sản phẩm sẽ phải thay đổi, hoặc ít nhất là điều chỉnh một phần, để phù hợp với những sự thay đổi của thị trường mới: thị trường của bình thường mới, nếu muốn tiếp tục hoạt động hiệu quả.

Thay đổi thế nào, thay đổi cái gì (chất lượng, giá, kiểu dáng, bao bì, kênh phân phối, định vị thương hiệu, hoạt động truyền thông, mô hình kinh doanh ...) thì tùy từng doanh nghiệp.

Tôi không thể nói cụ thể từng trường hợp, ngành nghề, mà chỉ có thể nhắc nhở, gợi ý để các anh chị có thể chủ động action đối với doanh nghiệp mình.

2. Hành động quyết liệt

Số doanh nghiệp, ngưng hoạt động, tạm thời đóng cửa vẫn đang xảy ra hàng ngày, trong khi tác động của CoVid-19 thì vẫn còn kéo dài, chúng ta phải chủ động thích nghi với tình hình để tồn tại, chứ không nên chờ đến phiên mình, cũng không nên chờ chính phủ cứu.

Theo quan sát của tôi, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp vẫn còn tâm lý "wait and see". Tức là chờ cho mọi thứ quay lại như cũ, thay vì chủ động ứng phó và thích nghi để tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
24HMoney

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại