24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Thế Kiên
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

RCEP: Thách thức hay cơ hội của Ấn Độ?

Giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của Ấn Độ đòi hỏi động lực tăng trưởng thứ hai là xuất khẩu sang các thị trường châu Á khi New Delhi ngày càng ít dựa vào các thị trường phương Tây truyền thống.

Theo bài viết đăng trên báo The Straits Times, năm 1989, khi Bức tường Berlin sụp đổ, những người chứng kiến những khối bê tông đổ xuống đều hiểu rằng trật tự thế giới đã đột ngột thay đổi. Những năm sau đó, tăng trưởng kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại đã mở rộng trên toàn cầu, và hầu hết các nền kinh tế châu Á đã tăng trưởng mạnh ở mức hai con số.


Giờ đây, vào năm 2019, người ta dường như lại có cảm giác tương tự về sự thay đổi của trật tự toàn cầu. Với vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày càng ít hiệu quả hơn, việc thực thi các nguyên tắc thương mại toàn cầu sẽ gặp nhiều khó khăn. Những nguyên tắc đó đã làm cơ sở cho sự tăng trưởng thần kỳ trong thương mại quốc tế trong ba thập kỷ qua.


Cơ chế thương mại toàn cầu mà không thiếu một trọng tài như WTO sẽ dẫn đến việc các bên tham gia hệ thống không còn quan tâm đến việc “chơi theo luật”. Vào thời điểm này, ngày càng nhiều nước lớn đang dựng lên những hàng rào thương mại, khiến các công ty phải tính toán cách thức đối phó. Sự bất ổn và rủi ro thương mại gia tăng có tác động rất xấu đến môi trường đầu tư toàn cầu.


Mặc dù châu Á được coi là một “công xưởng xuất khẩu” trong nhiều thập kỷ qua, các nước châu Á đã không tập trung vào việc trao đổi hàng hóa dịch vụ với các nước láng giềng của mình. Điều này giờ đây đang thay đổi. Châu Á đang định hướng lại thương mại, từ các thị trường truyền thống như Mỹ và châu Âu để hướng sang thị trường tiêu dùng trong nội bộ khu vực.


Tuy nhiên, châu Á đang thiếu một cơ sở hạ tầng để quản lý sự thay đổi này. Các dàn xếp về thể chế và một loạt thỏa thuận thương mại tự do hiện nay của khu vực không phù hợp với trật tự tương lai.

Trong bối cảnh tồn tại những thách thức trong cơ chế thương mại toàn cầu, ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand đã dành nhiều năm làm việc nhằm thiết lập một dàn xếp thương mại toàn diện cho khu vực, đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Chính phủ 16 nước thành viên đang nỗ lực hoàn tất các cuộc đàm phán vào tháng 11 tới.

Những trở ngại đối với RCEP lớn hơn so với những gì mà hầu hết các bên tham gia hình dung. Với Ấn Độ, chúng thậm chí còn khó khăn hơn. Trong khi 16 nước châu Á nỗ lực hoàn tất thỏa thuận thương mại này vào tháng 11/2019, Ấn Độ bị đánh giá là “chướng ngại vật” bởi các chiến thuật trì hoãn của New Delhi đã khiến một số nước tham gia thậm chí đưa ra một lựa chọn là ký kết RCEP mà không có Ấn Độ.


Chính phủ Ấn Độ được cho là chỉ tập trung vào trong nước và liên hiệp với khu vực công nghiệp theo xu hướng bảo hộ truyền thống của nước này. Dường như họ chưa hiểu được nguyên tắc “cho và nhận” trong bất kỳ thỏa thuận thương mại nào, mặc dù nhiều nhà hoạch định chính sách Ấn Độ nhận thấy cần phải ký kết RCEP để tiếp cận với các thị trường châu Á đang tăng trưởng.


Ấn Độ cũng lo ngại mối đe dọa do Australia gây ra đối với thương mại nông sản của nước này. Nỗi lo sợ về sự cạnh tranh từ Trung Quốc và Australia không phải là duy nhất đối với Ấn Độ. Trong khi đó, các nước khác coi những lợi thế dài hạn của việc tiếp cận toàn diện tới tất cả các thị trường châu Á quan trọng hơn là bảo vệ ngành công nghiệp trong nước kém hiệu quả.


Trong khi đó, với ngành dịch vụ, Ấn Độ có kinh nghiệm tốt tại các nước nói tiếng Anh, với những thành quả lớn nhất tại Mỹ và Anh. Nhưng ảnh hưởng của Ấn Độ tại các nước không nói tiếng Anh là rất nhỏ. Mặc dù vậy, mối đe dọa từ việc Trung Quốc bán phá giá lại thực tế hơn. Ấn Độ cần một chiến lược “cho và nhận” với Trung Quốc để giải quyết vấn đề này. Một biện pháp ở đây có thể là tập trung vào những hạng mục trước đây đã gặt hái được thành công với Trung Quốc mà Ấn Độ có lợi thế cạnh tranh như công nghệ thông tin, truyền thông, linh kiện ô tô…


Ấn Độ cần sự can thiệp chính trị ở cấp cao nhất để phá vỡ thế bế tắc này và để được coi là chủ động và trung thực trong các cuộc đàm phán RCEP. Năm 1991, Ấn Độ đã mở cửa nền kinh tế một cách táo bạo cho người nước ngoài, bất chấp sự phản đối từ ngành công nghiệp trong nước, và tham gia WTO. Kết quả là nước này đã chứng kiến sự tăng trưởng thần kỳ trong hai thập kỷ sau đó. Một thời điểm nữa tương tự đang chờ đợi Ấn Độ trong RCEP.


Nếu thiếu RCEP, sự hội nhập của Ấn Độ với châu Á đang phát triển nhanh chóng sẽ khó được thực hiện. Kế hoạch của nước này nhằm thu hút các chuỗi cung ứng - hiện tập trung ở Trung Quốc - để xây dựng và phát triển cơ sở chế tạo vẫn còn nằm trên kế hoạch. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ yên tâm hơn khi biết rằng chính sách của Ấn Độ sẽ gắn với nền tảng RCEP.


Với thắng lợi trong cuộc bầu cử, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang có được sự ủng hộ để thực hiện những bước đi táo bạo như chính sách “Hành động phía Đông” thay vì chỉ “hướng Đông”. Việc Chính phủ hành động như thế nào sẽ quyết định số phận của Ấn Độ trong những thập kỷ tới./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả