24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thúy Anh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

RCEP: Doanh nghiệp Việt lo khó cạnh tranh với đối thủ từ Trung Quốc

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cho phép doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận khu vực chiếm một nửa dân số thế giới, nhưng doanh nghiệp Việt cũng sẽ phải cạnh tranh gay gắt với chính doanh nghiệp nội khối, trong đó có doanh nghiệp từ Trung Quốc.

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cho phép doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận khu vực chiếm một nửa dân số thế giới, nhưng doanh nghiệp Việt cũng sẽ phải cạnh tranh gay gắt với chính doanh nghiệp nội khối, trong đó có doanh nghiệp từ Trung Quốc.

Các quan chức cấp cao của 16 nước thành viên trong RCEP - Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực - sẽ tiếp tục nhóm họp trong ngày 24-5 tại Bangkok, Thái Lan, trong nỗ lực nhằm kết thúc đàm phán trong năm nay.

RCEP, được đàm phán trong 6 năm qua, là hiệp định thương mại tự do, kết nối với khu vực kinh tế năng động và phát triển nhất hiện nay gồm: Đông Nam Á, Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và châu Đại Dương (Úc, New Zealand và Ấn Độ). Đây là khu vực có sức mua lớn khi có dân số chiếm một nửa dân số toàn cầu, chiếm 30% GDP và 28% tổng lượng thương mại của thế giới.

Điểm cộng của RCEP, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại hội thảo phổ biến kiến thức về RCEP ngày 23-5, là doanh nghiệp có thể dễ dàng đáp ứng được yêu cầu xuất xứ hàng hoá và được hưởng các ưu đãi thuế quan. Bởi “Thị trường này đang bao phủ chuỗi sản xuất của nhiều sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh”, bà Trang nói.

Hiện nay Việt Nam đang nhập khẩu chip điện tử từ Nhật Bản, Hàn Quốc; nhập khẩu dệt may từ Trung Quốc, sau đó sản xuất tại Việt Nam và xuất đi các nước. Do đó, nếu RCEP có hiệu lực sẽ tạo điều kiện lớn cho hàng hóa Việt Nam thỏa mãn các yêu cầu về quy tắc xuất xứ nội khối, trên cơ sở đó được hưởng các ưu đãi thuế quan.

RCEP, với trình độ phát triển của các thành viên ở mức độ khác nhau, không được đánh giá là một hiệp định thế hệ mới như CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU), do đó, chất lượng sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu sang các thị trường cũng ở mức trung bình, phù hợp với năng lực của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Dù vậy, RCEP cũng có những hạn chế riêng. Khác với các hiệp định CPTPP, EVFTA - hàng hoá sản xuất nội khối mang tính bổ trợ cho nhau, RCEP - với các sản phẩm khá tương đồng - sẽ khiến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội khối ngày càng gay gắt.

“Điểm đáng chú ý ở RCEP là doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nội khối, không chỉ xuất khẩu mà ngay tại thị trường trong nước", bà Trang nói.

Ví dụ khi RCEP có hiệu lực, doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc có thể cạnh tranh gay gắt với nhau để xuất khẩu dệt may, da giày, thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản, vốn chưa có FTA với Trung Quốc. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ để làm sao cạnh tranh với doanh nghiệp nội khối.

Đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực bắt đầu từ năm 2013 và hiện đang đi vào giai đoạn cuối. Khi hoàn tất, RCEP sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn, bao trùm nhiều đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam. Đặc biệt, với sự tham gia của các đối tác đang là nguồn cung nguyên liệu lớn cho Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc…, việc hài hòa quy tắc xuất xứ cùng các quy định tạo thuận lợi thương mại trong RCEP hứa hẹn sẽ tạo ra những chuỗi giá trị khu vực mới, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan trong RCEP

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả