Quỹ ngoại “dội bom” cuối phiên, cổ phiếu giảm giá gấp 4 lần tăng
Áp lực bán cộng hưởng giữa lượng cổ phiếu bắt đáy về tài khoản chiều nay và giao dịch tái cơ cấu danh mục của ETF ngoại khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. HoSE có tới 368 cổ phiếu giảm giá trong khi chỉ 95 mã tăng. Nếu không nhờ lực cầu đối ứng kéo mạnh ở một số trụ, VN-Index đã rớt thảm...
Áp lực bán cộng hưởng giữa lượng cổ phiếu bắt đáy về tài khoản chiều nay và giao dịch tái cơ cấu danh mục của ETF ngoại khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. HoSE có tới 368 cổ phiếu giảm giá trong khi chỉ 95 mã tăng. Nếu không nhờ lực cầu đối ứng kéo mạnh ở một số trụ, VN-Index đã rớt thảm.
Đợt tái cơ cấu của các quỹ ETF ngoại chiều nay đã được đoán trước và thị trường không xuất hiện nỗ lực đi ngược dòng nào trong phiên, trừ đợt giao dịch ATC. Điểm tốt là vẫn có cầu đối ứng lượng bán tái cơ cấu dẫn đến thanh khoản tăng. Điểm tệ là các giao dịch này không thay đổi được gì rõ ràng.
Thực ra có một số mã lớn phục hồi tốt và nâng đỡ chỉ số. Cụ thể: MSN chốt đợt khớp lệnh liên tục ở giá 110.700 đồng và ATC được 1,31 triệu cổ giao dịch đẩy lên 112.800 đồng. Tuy giá đóng cửa chỉ tăng 0,71% so với tham chiếu, nhưng trong một lần giao dịch cuối cùng, giá MSN tăng 1,9%. VCB từ 78.500 đồng nhảy lên 80.000 đồng tương đương tăng 1,91% và trên tham chiếu 1,01%. VNM nhảy tăng 2,01%, NVL nhảy tăng 2,25% và chốt trên tham chiếu 1,29%.
Đây cũng là các cổ phiếu trụ duy nhất nâng đỡ VN-Index thu hẹp mức giảm còn -11,63 điểm tương đương 0,93% so với mức đóng cửa hôm qua. Chốt đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số này giảm 14,58 điểm.
Dĩ nhiên do ETFs cũng bán ra mạnh, nên cũng có rất nhiều mã rớt sâu thêm. VIC giảm 2,19%, VHM giảm 1,49%, GVR giảm 3,53%, HPG giảm 2,54%, CTG giảm 2,6%, TCB giảm 1,64% là những cổ phiếu khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất và cũng là các mã bị đánh sập đáng kể ở đợt ATC.
Chỉ riêng đợt ATC trên sàn HoSE, khối ngoại ghi nhận bán ròng gần 400 tỷ đồng, trong khi trước đó mới bán khoảng 40 tỷ đồng. Điều đó xác nhận các quỹ ETF đã bán ròng trong đợt cuối. Tổng giá trị bán ròng ở sàn này ghi nhận 434,8 tỷ đồng, tại HNX là -86,1 tỷ và UpCoM -4,4 tỷ.
STB và VJC bị bán ròng “khủng” nhất là với -224,1 tỷ và -168,4 tỷ. Nhóm chứng chỉ quỹ có E1VFVN30 -113,5 tỷ, FUEVFVND -70 tỷ, các cổ phiếu HSG, KDH, KBC, DXG, VND đều bị bán ròng rất lớn. Phía mua ròng có PNJ +203,9 tỷ, VNM +117,9 tỷ, VCB +74,9 tỷ. Lực mua này góp phần đẩy giá biến động khá mạnh cuối ngày.
Do có giao dịch lớn của các quỹ, thanh khoản khớp lệnh hôm nay tăng vọt 49% trên HoSE, đạt 14.545 tỷ đồng, cao nhất 7 phiên. HNX tăng 29% đạt 1.430 tỷ đồng. Tính chung tổng giao dịch cả 3 sàn bao gồm thỏa thuận tăng 37%, đạt 17.775 tỷ đồng.
Thanh khoản tăng mạnh hôm nay - đặc biệt là buổi chiều khớp tăng 66% so với phiên sáng - cho thấy có dòng tiền chờ đợi đợt tái cơ cấu ETF để mua. Tính trên HoSE, giá trị giải ngân của nhà đầu tư nước ngoài đạt 2.132 tỷ đồng, chiếm 13,7% tổng giao dịch, bán ra 2566.8 tỷ, chiếm 16,5%. Như vậy dòng tiền nội cũng có tăng,, dù không mấy ấn tượng.
Mặc dù dòng tiền vào có biểu hiện tốt, nhưng giá cổ phiếu vẫn còn rất kém. Độ rộng VN-Index cuối phiên chỉ có 95 mã tăng/368 mã giảm, trong đó số tăng chỉ có 44 mã vượt 1%. Số giảm có tới 203 mã giảm trên 1%, trong đó 133 mã giảm trên 2%.
Thực ra ảnh hưởng bán ra từ các giao dịch ETF chỉ là phần nhỏ trong số các cổ phiếu niêm yết. Độ rộng quá hẹp với biên độ giảm lớn như vậy cho thấy thị trường vẫn đang có sức ép bán ra mạnh và không chỉ do ảnh hưởng từ giao dịch tái cân bằng quỹ.
Anh chị cần hỗ trợ về cổ phiếu và danh mục nhắn dưới bình luận em hỗ trợ ạ
Nguồn: VNeconomy
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận