menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Thúy Hằng

Quy mô của Huawei lớn đến mức nào mà khiến Mỹ phải sợ hãi?

Năm 2018, Huawei vượt qua Apple để trở thành công ty sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện tại Huawei đang có tổng số 194 nghìn nhân viên, doanh thu hàng năm ước khoảng 105 tỷ USD.

Ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập ra Huawei đồng thời là cựu kỹ sư thuộc quân đội Trung Quốc, đã xây những viên gạch đầu tiên làm nên Huawei của ngày nay tại thành phố Thâm Quyến miền Nam Trung Quốc vào năm 1987.

Từ khởi điểm ban đầu là một công ty sản xuất thiết bị chuyển hệ thống, công ty đã vươn lên hàng đầu thế giới trong ngành viễn thông. Huawei hiện là công ty cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất tại Trung Quốc, có hoạt động tại 170 quốc gia, theo bài đăng trên Nikkei.

Năm 2018, Huawei vượt qua Apple để trở thành công ty sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện tại Huawei đang có tổng số 194 nghìn nhân viên, doanh thu hàng năm ước khoảng 105 tỷ USD, tương đương với công ty mẹ Alphabet của Google.

Với quy mô này, Huawei trở thành thị trường lớn của nhiều nhà cung cấp linh kiện cũng như phần mềm, ngân sách mua thiết bị mỗi năm của Huawei ước tính khoảng 70 tỷ USD. Với chỉ riêng sản phẩm bán dẫn, ngân sách của Huawei mỗi năm là 15 tỷ USD, chỉ thấp hơn so với Apple hay Samsung Electronics. Năm 2018, Công ty mua hơn 200 triệu màn hình hiển thị và hàng trăm triệu thấu kính máy ảnh.

Rất nhiều linh kiện trên đến từ Mỹ. Năm 2019, Huawei nhập khoảng 11 tỷ USD hàng hóa từ các nhà cung cấp Mỹ. Quacomm, Intel và Texas Instruments cung cấp cho Huawei với nhiều loại chip khác nhau; Skyworks Solutions và Qorvo cung cấp công cụ radio cao tần; Synopsys và Cadence Design Systems cung cấp công cụ thiết kế chip; Google và Microsoft cung cấp phần mềm.

Ở cấp độ thấp hơn nữa trong chuỗi cung ứng, một số công ty hóa chất như Applied Materials, Corning, 3M và Dow Chemincal bán sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp giúp Huawei phát triển màn hình cấp độ cao và sản xuất sản phẩm bán dẫn.

Quy mô của Huawei cũng như nhiều mối liên kết đến chính phủ Trung Quốc nhiều năm nay đã khiến chính phủ Mỹ lo lắng. Đã có 3 lần các đề nghị đấu thầu của phía Huawei bị chính phủ Mỹ chặn lại, trong đó phải kể đến 3Com vào năm 2008; hạ tầng không dây của Motorola vào năm 2010 và 3Leaf Systems vào năm 2011.

Năm 2012, theo một báo cáo của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ (HIC), Huawei bị nghi ngờ đang gián điệp doanh nghiệp Mỹ trong nỗ lực tiếp cận với công nghệ trình độ cao. Từ đó đến nay, Huawei không ngừng bác bỏ các cáo buộc.

Tình hình trở nên căng thẳng hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nhậm chức. Tháng 1/2018, nhà mạng lớn nhất Mỹ AT&T đã loại bỏ đi kế hoạch bán sản phẩm điện thoại Mate 10 của Huawei sau khi nhiều chính trị gia cũng như chuyên gia tình báo Mỹ cáo buộc công ty Trung Quốc này tiềm ẩn rủi ro gián điệp. Cùng trong năm, chính phủ Mỹ cấm bất kỳ cơ quan, tổ chức chính phủ nào trong đó có cả quân đội sử dụng thiết bị do Trung Quốc sản xuất.

Tháng 5/2019, Nhà Trắng chặn Huawei tiếp cận với hệ thống các nhà cung cấp Mỹ. Huawei bị đưa vào danh sách theo dõi của Bộ Thương mại Mỹ. Hàng loạt công ty Mỹ bao gồm Qualcomm, Micron Technology, Texas Instruments, Qorvo, Lumentum Holdings, Synopsys và Cadence Design Systems, cũng như Google đều xác nhận thông tin rằng họ sẽ phải ngừng làm việc với Huawei. Sau này, một số công ty đã nối lại công việc kinh doanh dù ở mức độ hạn chế.

Tháng 8/2019, Bộ Thương mại Mỹ bổ sung thêm 46 công ty có liên quan đến Huawei, trong đó có khoảng hơn 10 trung tâm nghiên cứu chủ chốt, vào danh sách đen. Lệnh trừng phạt nhắm đến làm tê liệt khả năng cạnh tranh và đổi mới của Huawei.

Phía Mỹ muốn làm chậm tiến độ phát triển công nghệ của Huawei, cuối cùng thực ra lại chỉ khiến cho công ty này đổi mới nhanh hơn. Nó tạo động lực khiến Huawei nỗ lực phát triển công nghệ tại nội địa nhằm tạo ra lựa chọn thay thế cho công nghệ Mỹ.

Huawei thực ra đã đoán được “nước cờ” của Mỹ. Tháng 3/2016, chính phủ Mỹ đưa ZTE, một công ty viễn thông lớn khác của Trung Quốc, vào diện theo dõi sau khi bị phát hiện bán thiết bị cho Iran bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ. ZTE đã liên tục bị điều tra từ năm 2012, thế nhưng sự leo thang căng thẳng của Mỹ với Huawei chỉ khiến cho công ty hình thành nên kế hoạch tự chủ. Ngay khi bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ tại Canada, công ty bắt đầu trữ linh kiện và phụ tùng và phát triển hệ thống nhà cung cấp mới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại