Quảng Bình: Khát vọng thủy lợi Rào Nan, vẫn gặp tranh cãi kịch liệt cùng phản ứng đám đông
Đập dâng Rào Nan là công trình trọng điểm của tỉnh Quảng Bình, là khát vọng của ngành Nông nghiệp địa phương nhưng hơn một năm nay bất động không thể triển khai vì nhân dân không đồng thuận. Hiện đang ở giai đoạn quyết định số phận của dự án, cư dân vẫn quyết tranh cãi và đã có hành động phản ứng từ giáo hạt địa phương.
Dự án thủy lợi Rào Nan với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng được phê duyệt từ ngày 30/10/2017, yêu cầu hoàn thành vào năm 2020, với mục tiêu, nâng cấp hệ thống đập ngăn mặn cũ được xây cất từ những năm 1970. Bởi vậy, đây là một trong những công trình trọng điểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đầu tư. Khi hoàn thành đưa vào sử dụng, công trình sẽ đả bảo cung ứng nguồn nước sinh họat, sản xuất cho 22 xã ở hạ lưu sông Gianh thuộc thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch.
Giới chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về thủy lợi đã mạnh mẽ chỉ rõ tính hiệu quả và ưu việt của công trình. Tuy vậy, giữa người dân vùng dự án và chính quyền địa phương vẫn còn bất nhất, khâu triển khai xây dựng thực tế chưa được tiến hành.
Ông Phan Văn Khoa - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình thẳng thắn chia sẻ: “Dự án thủy lợi Rào Nan là một công trình phúc lợi cho tỉnh nhà, mà nhân dân thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch được hưởng lợi trực tiếp, lại cắt giảm được thủy lợi phí.
Thế nhưng, sau các công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, tìm kiếm nguồn vốn thì đến khâu triển khai thực tế lại gặp vướng, vướng vì người dân vùng lân cận dự án không đồng thuận, kéo theo khó GPMB và khó triển khai thi công. Một số cư dân phản ứng, tranh cãi quyết liệt.
Mới đây, trưa ngày 15/8, khoảng 1.000 giáo dân, lương dân và linh mục thuộc giáo hạt Hòa Ninh (thị xã Ba Đồn) đã tập trung đến Dự án đập Rào Nan biểu tình để phản đối nâng cao đập, đe dọa cuộc sống của hàng vạn dân thuộc các xã hạ lưu đập. Các mốc khởi công đưa ra đều chưa thể thực hiện”.
Giáo dân, lương dân các xã biểu tình phản đối việc nâng cao đập hôm 15/8.
Theo khảo sát của chúng tôi, một số dân cư vùng dự án như bà Nguyễn Thị Tình, Phạm Thị Thủy, bà Phạm Thị Hải Yến, ông Trần Đình Trường, bà Mai Khương, ông Nguyễn Văn Toản… đều bày tỏ sự lo lắng khi mưa lũ xảy ra, như sự cố vỡ đập, nước lũ dâng cao, cơ chế vận hành thoát lũ bị động, tựu trung lại, đều là lo ngại công trình mất an toàn. Cùng đấy, nhiều quan điểm khác, cư dân đề xuất Bộ chủ quản hạ thấp cao trình của đập và khả thi nhất thì di chuyển đập lên vị trí thượng lưu cách đó 1,2 đến 5km.
Liên quan đến mốc thời gian khởi công dự án, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho hay: “UBND thị xã Ba Đồn đã lên phương án bảo vệ mặt bằng thi công dự án thủy lợi Rào Nan, nhằm đảm bảo cho mốc thi công trong tháng 8/2019 đặt ra”.
Tạo ác cảm là vấn đề nảy sinh, được cán bộ và lãnh đạo Ban Quản lý Dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình) chia sẻ với báo giới, sau quãng thời gian dài tìm gặp, giải thích, tuyên truyền với cư dân vùng dự án, mà cụ thể là thôn Linh Cận Sơn.
Theo các đồng chí lãnh đạo của BQLDA này, thì sau 07 cuộc đối thoại trực tiếp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng các cuộc vận động của Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận và Công an tỉnh, nhìn chung chỉ có một bộ phận nhỏ cư dân thay đổi tâm lý, số đông còn lại vẫn nhất mực tranh cãi, phản đối dự án.
Nhân dân cho rằng BQLDA làm quy trình ngược khi triển khai dự án vì không lấy ý kiến nhân dân. Mà cái này bản chất là phần lấy ý kiến đánh giá tác động môi trường, chứ tính an toàn của công trình đã được chỉ rõ. Với suất vốn 350 tỷ đồng, bài toán đưa ra là đập dâng cao trình 8m, cho tưới tự chảy, hàng năm sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền thủy lợi phí và sẽ mở rộng được phạm vi các xã được sử dụng nguồn nước tưới tiêu, chăn nuôi.
Các mốc khởi công trong quý III/2019 được đưa ra nhưng chưa thực hiện được. Hiện đã có sự phản ứng gay gắt của nhiều xứ đạo quanh vùng dự án, dự ước có khoảng 3.000 giáo dân sẽ tham gia các hoạt động phản ứng chính quyền tại mốc khởi công.
“Chúng tôi đang đợi chỉ thị của cấp trên để triển khai dự án tiếp. Việc không thực hiện dự án đồng nghĩa với việc sẽ hoàn trả vốn lại cho Chính phủ, cùng đó, vùng Rào Nan này sẽ không còn dự án thủy lợi nào nữa”, một cán bộ trần tình.
Phía vai trái của công trình thủy lợi đã tiến hành kiểm đếm, quy chủ, GPMB.
Cuối phiên đối thoại ngày 30/3/2019, ông Lê Minh Ngân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã đưa ra kết luận: “Công trình đập dâng Rào Nan là dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Bình, nếu chậm triển khai sẽ bỏ mất cơ hội. Do vậy, nhân dân thôn Linh Cận Sơn cần phải ủng hộ dự án”.
Tuy vậy, nhân dân thôn Linh Cận Sơn vẫn phản đối đến cùng, tạo một sức ép không hề nhỏ lên chính quyền xã Quãng Sơn. Đời sống nhân dân, mối quan hệ nhân dân - đảng viên - chính quyền cơ sở có sự phân hóa.
Ông Trần Ngọc Tiếp - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn, không bình luận việc nên hay không nên nâng cấp đập dâng Rào Nan, ông chỉ băn khoăn một điều: “Chính quyền xã thực hiện lệnh từ cấp trên, phối hợp thực hiện triển khai dự án một cách tích cực. Hiện trạng địa phương cho thấy, nhân dân Linh Cận Sơn phản đối và giáo xứ gần kề đã có phản ứng biểu tình. Trong chiều hướng căng thẳng này, UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm ra quyết sách làm hay không, cũng như kế hoạch kèm theo.
Cùng đó, một cán bộ văn phòng xã này cho hay: “Trong cuộc biểu tình hôm 15/8, có nhiều giáo dân, lương dân các xã, nhưng không có nhân dân Linh Cận Sơn. Bởi đó, nhà quản lý chuyên trách dự án cần sớm cho nhân dân biết có làm dự án hay không, chứ dân cứ lo lắng vì vấn đề này suốt, chính quyền xã chưa biết trả lời ra sao?”.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận