Quảng Bình Cần phát triển các loại hình nhà ở sát với thực tiễn đúng nhu cầu
Ngày 27/5, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã ký ban hành Quyết định số 1703/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương và dự toán lập Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 của địa phương.
Cụ thể, Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2030 sẽ do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư, với tổng dự toán 1.096 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh; nhằm đánh giá thực trạng nhà ở hiện nay và dự báo nhu cầu các loại hình nhà ở trong tương lai gần ở địa phương.
Mục tiêu của Chương trình này là dự báo nhu cầu nhà ở của các nhóm đối tượng gồm: Người có công với cách mạng; người nghèo khu vực nông thôn; người thu nhập thấp tại đô thị; cán bộ công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; công nhân tại các khu công nghiệp; sinh viên, học sinh và đối tượng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh từng giai đoạn để làm cơ sở lập Chương trình phát triển nhà ở phù hợp.
Bên cạnh đó, Chương trình còn nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển nhà ở của tỉnh phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, thay đổi phù hợp với các loại hình phát triển nhà ở được quy định trong Luật Nhà ở 2014.
UBND tỉnh Quảng Bình giao Sở Xây dựng tổ chức lựa chọn đơn vị có đủ năng lực để nghiên cứu lập Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Trước đó, qua trao đổi với báo chí, ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình cho biết: Trên nền tảngChương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2020, việc khảo sát và đưa ra dự báo về mục tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 là điều rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở để dự báo quỹ đất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở của tỉnh; làm cơ sở để quản lý công tác phát triển nhà ở và triển khai thực hiện dự án nhà ở; thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở; đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.
Cùng đó, qua rà soát của phóng viên, theo thời gian, thói quen về nhà ở của người dân Quảng Bình đã có nhiều thay đổi. Ngoài mong muốn xây dựng nhà ở riêng lẻ thì nhu cầu nhà ở tập thể, nhà chung cư và nhà thương mại cũng tăng cao, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.
Năm 2016-2017, tỉnh đã đưa ra chủ trương thực hiện 2 dự án nhà ở thu nhập thấp với quy mô 180.000m2 sàn tại khu vực thành phố Đồng Hới. Nhưng đến thời điểm này, những dự án này vẫn nằm trên giấy và người lao động có thu nhập thấp vẫn tiếp tục đợi chờ.
Các dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp đều được triển khai thực hiện trên tinh thần xã hội hóa. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong đô thịđòi hỏi nguồn vốn lớn, nếu chỉ cho thuê, thuê-mua thì thời gian thu hồi vốn rất dài, khả năng sinh lợi thấp. Dẫn tới nhà đầu tư không mặn mà với lĩnh vực này…
Như vậy, việc phát triển đô thị mà thiếu đi các dự án nhà ở xã hội sẽ gia tăng áp lực của quá trình đô thị hóa. Điều đông đảo người dân mong đợi là những quyết sách đúng đắn và nhiều việc làm thiết thực.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận