'Quân xanh, quân đỏ', tham nhũng, tiêu cực trong đấu thầu: Do luật hay do đâu?
'Quân xanh, quân đỏ', tham nhũng, tiêu cực trong đấu thầu: Do luật hay do đâu?
Theo bà Lê Thị Nga, khi nói đến đấu thầu, người ta nghĩ ngay đến “quân xanh, quân đỏ”, tham nhũng, tiêu cực. Chính vì vậy, lần sửa đổi này cần xác định rõ, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong đấu thầu thời gian qua có nguyên nhân do luật không, sửa như thế nào?
Về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, bà Nga cũng đề nghị làm rõ thế nào là đặc biệt, đặc thù? Tiêu chí lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt thế nào?
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường, Thường trực Ủy ban này cho rằng, việc bổ sung quy định về trường hợp đặc biệt lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Cơ quan này cũng đề nghị Chính phủ làm rõ thế nào là trường hợp đặc biệt, thế nào là đặc thù; đồng thời cần quy định nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện, yêu cầu đối với các gói thầu được áp dụng lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.
"Sửa thế này có khi lại kém minh bạch hơn"
Giảm giá, rút ngắn thời gian và ngăn chặn tiêu cực tham nhũng trong đấu thầu là ba vấn đề lớn được Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải hết sức lưu ý khi sửa đổi Luật Đấu thầu. Thực tế cho thấy, các dự án trọng điểm quốc gia cũng phản ánh bất cập đấu thầu lâu quá.
Vậy lần sửa đổi này có khắc phục được tình trạng đấu thầu kéo dài không? “Dự thảo Luật chưa rõ, chưa đi thẳng vào việc này”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, phải chỉ thẳng ra vướng mắc ở đâu để khắc phục.
Hay với tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông thầu, tham nhũng, tiêu cực, vậy có lỗ hổng không, hổng ở đâu, vá thế nào, sửa thế nào? Cứ nói đầu tư công chậm, tiêu cực nhiều, giờ để đảm bảo công khai minh bạch, chặt chẽ, rồi trách nhiệm đã rõ chưa? “Tôi thấy sửa thế này có khi lại kém minh bạch hơn. Tại sao không làm cho minh bạch ra?”, Chủ tịch Quốc hội nêu.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng cho rằng, việc sửa đổi Luật Đấu thầu là cần thiết, nhằm hạn chế tiêu cực, thất thoát, tham nhũng trong đấu thầu. Ông Thanh lưu ý, quá trình đấu thầu, tuy lựa chọn được giá rẻ, nhưng lại không lựa chọn được nhà đầu tư tốt. Vậy lần sửa đổi này có xử lý được vấn đề này không?
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cũng băn khoăn trước tình trạng đấu thầu thiên về lựa chọn giá rẻ mà không mấy coi trọng đến việc lựa chọn nhà đầu tư có năng lực. “Vì muốn rút ngắn quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, dự thảo đã lược bỏ việc đánh giá kinh nghiệm, năng lực nhà đầu tư. Theo ông, điều này có gì đó mâu thuẫn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận