Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Người đầu tư chứng khoán thường hay mắc một lỗi rất cơ bản nhưng lại làm giảm hiệu quả sinh lời của khoản đầu tư rất nhiều. Đó là rủi ro không xác định rõ thời gian lưu động của nguồn vốn đầu tư chứng khoán. Thời gian lưu động của nguồn vốn là thời gian mà số vốn đầu tư chứng khoán phải được rút ra khỏi tài khoản để dùng vào một mục đích nào đó bị phát sinh bất ngờ.
Chắc hẳn đã có rất nhiều người bị rơi vào trường hợp tài khoản chứng khoán đang gặp thua lỗ nhưng phải bán chứng khoán để sử dụng số tiền đó vào một mục đích cá nhân như chi tiêu, trả nợ hoặc hỗ trợ gia đình. Nhiều lần như vậy gây ra hủy hoại hiệu quả sinh lời của khoản đầu tư, thậm chí dẫn đến tính trạng thua lỗ kéo dài và cản trở việc đầu tư được vận hành suôn sẻ.
Các bạn có biết, thị trường chứng khoán sinh ra theo bản chất là nơi huy động nguồn vốn dài hạn cho các doanh nghiệp, nên nguồn vốn đầu tư thường chỉ cho thấy rõ hiệu quả sinh lời cao trong dài hạn. Vì vậy, nếu bạn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư chứng khoán dài thì việc đó là sai so với tính chất huy động vốn của thị trường chứng khoán.
Rủi ro này thường xuyên xuất hiện ở những người mới tham gia đầu tư trên thị trường. Họ có số vốn nhỏ và nguồn lực tài chính có hạn. Số tiền ít ỏi của họ đang trong trạng thái rất bận rộn và có thể sử dụng vào mục đích khác bất cứ lúc nào. Do đó, họ có thể dễ bị rơi vào trường hợp cạn nguồn lực và bỏ cuộc giữa đường. Thế nhưng, đừng tưởng những người đầu tư lâu năm không bị như vậy, họ đôi khi vẫn bị dẫm chân vào rủi ro này do không cân đối được nguồn tài chính. Họ cũng đang bị giải sai bài toán tài chính khi đầu tư dàn trải khắp nơi trong khi đang có nhiều khoản nợ cần trả.
Về tổng quan, những nhà đầu tư cá nhân thường chọn đi theo trường phái đầu tư ngắn hạn, mua bán lướt sóng chứng khoán. Ngay cả cổ phiếu, luôn đươc kêu gọi nắm giữ dài hạn cũng trở thành một loại hàng hóa (theo đúng định nghĩa có trong giáo trinh dạy của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khoán trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước). Loại hàng hóa này được mua bán theo thuật ngữ "kinh doanh chứng khoán” bằng hình thức nhập hàng giá thấp, bán hàng giá cao để thực hiện hóa lợi nhuận. Một biến thể xấu của hoạt động này được gọi là "đầu cơ". Tôi sẽ viết về hoạt động đầu cơ vào một dịp khác để các bạn rõ hơn về nó. Nhóm nhà đầu tư cá nhân này muốn tối ưu hiệu quả sinh lời lớn nhất có thể bằng tư duy quay vòng nhanh số vốn ít ỏi cần phải trả gấp. Họ thường lấy nguồn vốn đầu tư chứng khoán từ những “khoản tiền bận rộn”và cũng vướng vào trường hợp “phải bán chứng khoán trong khi danh mục đang thua lỗ" để dùng cho mục đích khác.
"Qua phần viết trên, tôi muôn các bạn nhận diện rõ rủi ro và cần phải xác định trước thời gian lưu động của nguồn vốn đầu tư chứng khoán”.
Bây giờ, để giải quyết cho tình trạng này, các bạn cần làm rõ bản thân mình có nguồn vốn nhàn rỗi nào không sử dụng đến ít nhất trong vòng 1 năm hay không? Mình có đang nợ nần gì không? Nếu bạn đang bị ngập trong nợ nần thì hãy tập trung trả nợ trước, tuyệt đối đừng vội đầu tư bất cứ thứ gì. Còn nếu bạn không nợ và còn có tiền nhàn rỗi không dùng đến ít nhất trong 1 năm thì nguồn vốn đó hoàn toàn đầu tư chứng khoán được. Bạn hãy chú ý: phải cam kết rằng, bạn sẽ không sử dụng đến số tiền đó trong 1 năm và không có kế hoạch phát sinh các khoản nợ nào trong năm. Hai điều này sẽ hoàn toàn giúp bạn tránh rủi ro phải bán chứng khoán ngoài ý muốn.
Đối với các bạn xác định thời gian đầu làm quen thị trường và chấp nhận rủi ro nhiều hơn thì vẫn cần bảo đảm một mức độ an toàn nhất định. Nguồn vốn đầu tư chứng khoán của các bạn cần phải quay vòng nhanh thì nó nên có thời gian lưu động ít nhất là 3 tháng một lần tương đương 1 quý.
Theo kinh nghiệm của tôi, thời gian 3 tháng có nhiều lợi ích nếu đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Nó “có thể” đủ để nhà đầu tư thu hồi vốn với thành quả có lãi, hoặc nó có thể giúp nhà đầu tư đạt điểm hòa vốn sau vài tháng bị thua lỗ, hoặc nó cũng có thể giúp nhà đầu tư tối ưu lợi nhuận trong xu thế tăng giá của chứng khoán. Còn nếu số vốn của bạn cần phải trả trước 3 tháng thì bạn không nên đầu tư chứng khoán. Và nhiễm nhiên, số vốn có thời gian lưu động 3 tháng sẽ gấp gáp hơn và có nhiều rủi ro hơn số vốn có thời gian lưu động 1 năm nếu các bạn đầu tư chứng khoán. Hãy nhớ như in điều này.
Tôi xin tổng kết lại bài viết phần đầu tiên về Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán bằng vài ý vắn tắt sau:
1. Xác định rõ thời gian lưu động của nguồn vốn đầu tư chứng khoán
2. Không đầu tư chứng khoán khi các bạn ngập trong nợ nần
3. Không vay ngân hàng hoặc vay bạn bè với lãi suất cao để đầu tư chứng khoán
4. Nên sử dụng nguồn vốn có thời gian lưu động trên 1 năm để đầu tư chứng khoán
5. Nguồn vốn có thời gian lưu động trên 3 tháng có thể được sử dụng để đầu tư chứng khoán ngắn hạn, nhưng không nên lạm dụng điều đó. Luôn ưu tiên nguyên tắc an toàn hơn khi đầu tư bằng nguồn vốn có thời gian lưu động trên 1 năm.
Rất mong sẽ có thời gian chia sẻ thêm cho các bạn về loạt bài viết "Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán" ở phần 2: Nguyên tắc bảo toàn vốn cho người đầu tư chứng khoán còn non kinh nghiệm.
Trân trọng gửi lời cảm ơn đến Báo điện tử chuyên cung cấp thông tin về đầu tư tài chính, bất động sản, chứng khoán 24HMONEY.VN chuyên cung cấp thông tin về "Tin tức thị trường chứng khoán, bất động sản, kinh tế" đã tạo ra thêm một nên tảng hữu ích cho nhà đầu tư tại Việt Nam.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận