Quản trị rủi ro cổ phiếu tăng cường
Các giải pháp quản trị rủi ro cổ phiếu sẽ giúp bạn trở nên an toàn và hiệu quả hơn. Những giải pháp này nên đặc biệt lưu ý trong giai đoạn thị trường khó khăn.
Nhưng trước tiên, bạn sẽ cần xem xét lại quan điểm về kỳ vọng và rủi ro. Bởi vì đây là tiền đề giúp bạn thiết lập giải pháp loại trừ chúng. Đồng thời, bạn còn được hướng dẫn về những tình huống “thoát khẩn cấp”.
Luôn có giải pháp quản trị rủi ro hiệu quả
Nhiều nhà đầu tư chỉ nghĩ đến trường hợp thuận lợi nhất. Đó là khi chúng ta tin rằng thị trường cũng như cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng. Tuy nhiên, kỳ vọng như vậy khiến rủi ro lỗ tăng rất cao. Trong trường hợp như vậy, thường chúng ta không tính toán cẩn thận các giải pháp quản trị rủi ro cổ phiếu. Thậm chí, chúng ta bỏ qua những giải pháp này. Đây là một sai lầm rất lớn.
Những kịch bản quan trọng
Trước khi đề cập đến quản trị rủi ro cổ phiếu hiệu quả, nhà đầu tư nên đưa ra tối thiểu ba kịch bản cho bất kỳ một dự định tương lai nào. Đó là: Tốt nhất, trung bình, và xấu nhất. Vì sao vậy? Vì chúng ta không bao giờ chắc chắn được tương lai.
Nếu một nhà đầu tư ít kinh nghiệm đã từng nhân đôi tài khoản, hoặc hơn thế, chúng càng trở nên nguy hiểm. Bởi họ có “cơ sở thực tế” để kỳ vọng. Sẽ trở nên đực biệt nguy hiểm hơn ở chỗ: Chúng ta “có cơ sở” để “tất tay”.
Ngay cả những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm cũng khó tránh khỏi thất bại. Đó là tình huống mà Warren Buffet khiến công ty mất hơn 40 tỷ USD. Con số lỗ này chỉ tính riêng cho Quý II năm 2022.
Do vậy, kỳ vọng là nguồn cảm hứng cho đầu tư. Nhưng bạn luôn phải tính đến những tình huống xấu nhất cho từng cổ phiếu. Điều này sẽ giúp bạn ngay lập tức phải tính đến các phương án loại trừ rủi ro lỗ cổ phiếu.
Ai là những nhà đầu tư thường bị tổn thương nặng nhất? Đó chính là những người đặt kỳ vọng lớn, nhưng thị trường lại đi ngược kỳ vọng.
Kịch bản khi rủi ro thực sự xảy ra
Đó là ngay cả khi bạn tin tưởng rằng mọi giải pháp đề phòng rủi ro đã được đảm bảo. Nhưng sớm hay muộn, chúng ta sẽ gặp các tình huống bất ngờ. Điều này có vẻ không hề hiếm với mọi nhà đầu tư, và đã để lại hậu quả lớn. Nói cách khác, giải pháp quản trị rủi ro càng trở nên tối cần thiết.
Cụ thể hơn, bạn cần tưởng tượng ra tình huống rủi ro nhất đã thực tế xảy ra. Từ đó đưa ra kịch bản xử lý như thế nào. Chẳng hạn doanh nghiệp phá sản nên cổ phiếu mất hoàn toàn giá trị. Liệu những tình huống như vậy sẽ ảnh hưởng gì đến tâm lý và cuộc sống của bạn? Làm thế nào bạn “nhìn thấy” trước khi rủi ro xảy ra? Giải pháp loại bỏ rủi ro là gì?
Phổ biến, trừ khi có năng lực và trải nghiệm khác biệt, hoặc được tư vấn tốt, bạn chỉ nên dành một khoản đầu tư vừa phải vào chứng khoán. Đây có lẽ là biện pháp loại trừ rủi ro lỗ cổ phiếu tốt nhất.
Và những tình huống nguy hiểm nhất
Đây là những tình huống khiến nhà đầu tư mất hết vốn cho một cổ phiếu. Thậm chí có thể khiến họ “cháy” tài khoản.
Chúng thường rơi vào những trường hợp bạn cần tuyệt đối tránh. Hơn thế, chúng ta nên kiểm tra, phân tích cẩn thận trước khi mua. Đừng mua vào một khi bạn vẫn còn nghi ngờ đáng kể.
Dự phòng thoát khẩn cấp
Đó là khi bạn áp dụng giải pháp quản trị rủi ro cổ phiếu đặc biệt. Ở mọi thời điểm, bạn cần phải luôn chuẩn bị cho tình huống nguy hiểm đột nhiên xuất hiện. Chúng nằm ngoài mọi tính toán hay nhận định trước đó. Tất nhiên, bạn nên đọc về cách giám sát cổ phiếu liên tục.
Tối ưu danh mục mua và nắm giữ
Trừ các quỹ đầu tư lớn, bạn chỉ nên mua và nắm giữ khoảng 3 đến 5 mã. Mỗi mã, bạn cũng chỉ nên mua số lượng tối đa trên dưới 0,5% tính trên tổng lượng giao dịch bình quân mỗi phiên. Vì sao vậy? Vì với các trường hợp phải thoát khẩn cấp, bạn cần đặt lệnh MP khi bán. Nghĩa là bạn thoát rất nhanh trong khi vẫn giảm thiểu thiệt hại.
Nếu lượng bạn nắm giữ quá lớn, sẽ xảy ra một hoặc cả hai trường hợp dưới đây:
– Thứ nhất, khi phải thoát bằng lệnh MP, thiệt hại có thể lên đến vài phần trăm, thậm chí hơn;
– Thứ hai, chưa chắc đã thoát hết được vì lượng giao dịch hay dư mua quá thấp. Đôi khi, những trường hợp như vậy sẽ rơi vào dư bán ở giá sàn. Và cũng không hiếm trường hợp, thông tin xấu khiến cổ phiếu nằm sàn ngay khi mở cửa nhiều phiên. Nhà đầu tư không có cách nào thoát và thiệt hai khi đó là quá lớn.
Không ít nhà đầu tư mua và nắm giữ quá nhiều cổ phiếu, đôi khi đến hơn 10 mã. Điều này chỉ khiến nhà đầu tư cuống, thậm chí buông xuôi khi thị trường có dấu hiệu rung lắc mạnh. Thiệt hại khi đó cũng có thể sẽ rất lớn.
Tối ưu lướt sóng nhanh
Bạn đã biết rằng đầu tư lướt sóng hiệu quả hơn so với nắm giữ cổ phiếu dài hạn. Lướt sóng nhanh nghĩa là bạn sẽ bán cổ phiếu ngay khi:
– Đủ điều kiện bán, như hiện tại là (T+2), trừ khi mua bán được áp dụng ngay T+0;
– Cổ phiếu không còn tiềm năng tăng đáng kể;
– Xuất hiện cơ hội đầu tư tốt hơn.
Điều kiện để lướt sóng nhanh
Giả định bạn có những năng lực tối thiểu dưới đây:
– Đảm bảo lựa chọn cổ phiếu tiềm năng và an toàn;
– Theo dõi liên tục danh mục lớn cổ phiếu. Điều này sẽ giúp bạn liên tục phát hiện các cổ phiếu tiềm năng.
– Có kiến thức vĩ mô, vi mô để nhận định tình hình thị trường trong nước và quốc tế.
Hiển nhiên, không ai đạt được năng lực tuyệt đối. Có lẽ 70% đã là quá tốt. Tuy nhiên, việc liệt kê ngắn gọn như trên không có nghĩa chúng đơn giản và dễ dàng. Có thể chúng ta cần học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm trong nhiều năm. Thậm chí, chúng liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, đòi hỏi kinh nghiệm sâu và rộng hơn.
Khi đó, bạn có thể tin rằng lướt sóng nhanh sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Bởi vì gần như trong mọi giai đoạn thị trường, dù xấu nhất, luôn có cổ phiếu tăng. Nói cách khác, cơ hội đầu tư luôn xuất hiện ở mọi phiên giao dịch. Cùng lắm, để an toàn, chúng ta chỉ cần đứng ngoài ở những giai đoạn khủng hoảng hoặc suy thoái.
Tối ưu lượng cổ phiếu mua và nắm giữ
Ở trên, chúng ta đã đề cập tối ưu lượng cổ phiếu cho mục đích thoát khẩn cấp nói chung. Trong phần này, bạn sẽ tìm hiểu thêm về tối ưu lượng cổ phiếu khi lướt sóng nhanh.
Trong mỗi phiên giao dịch, bạn chỉ nên mua vào tối đa 2 mã. Đồng thời đảm bảo rằng mỗi phiên chỉ tối đa 2 mã đủ điều kiện bán. Các mã còn lại dù đã mua, bạn không nên quan tâm. Không quan tâm đơn giản vì chúng đang ở T+0, hoặc T+1. Bạn có để ý đến chúng trong phiên cũng không giải quyết vấn đề gì.
Việc tối ưu như trên sẽ giúp bạn:
– Tập trung vào các cổ phiếu đủ điều kiện bán, quan sát biến động thị trường để xác định giá bán tốt nhất;
– Rà soát liên tục cơ hội mua trong danh mục lớn;
– Nhanh chóng thoát nếu xuất hiện tình huống khẩn cấp hoặc xuất hiện cơ hội tốt hơn.
Nếu số vốn là khá lớn, bạn cân bằng với giải pháp:
– Mở rộng thêm danh mục mua và nắm giữ. Nghĩa là thay vì 3 đến 5 mã đã nêu trên, có thể là 6 đến 8 mã;
– Chọn cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân lớn mỗi phiên. Chẳng hạn các cổ phiếu có lượng giao dịch bình quân mỗi phiên từ 5 hay 7 triệu đơn vị trở lên.
Tính vô nghĩa của “không để trứng cùng một giỏ”
Nhìn chung, chúng ta luôn phải đối diện với vô số rủi ro ở bất kỳ lĩnh vực nào. Cho dù đó là sức khoẻ, tiền bạc, hay đầu tư.
Chỉ có điều, một khi đã tham gia, thường chúng ta để ý đến chứng khoán hàng ngày. Được mất có thể tính bằng phút, và rất dễ lượng hoá. Chính vị vậy, chúng thu hút sự quan tâm thường xuyên của mọi nhà đầu tư.
Giải thích về tính vô nghĩa
Tôi không nghĩ rằng người ta nên ví tiền đầu tư như “trứng”, và lĩnh vực đầu tư như “giỏ”. Chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
Phiến diện của phép ẩn dụ
Câu nói “không để trứng cùng một giỏ” dường như được dùng chủ yếu trong kinh doanh hoặc đầu tư. Nó hàm ý rằng khoản đầu tư giống như “trứng”, và lĩnh vực đầu tư giống như “giỏ”. Trứng thì dễ vỡ, bỏ vào một giỏ thì đã vỡ sẽ vỡ toàn bộ. Câu nói đúng phần nào nếu được dùng như một phép ẩn dụ về rủi ro.
Sai theo nghĩa tổng thể
Nhưng nó không đúng nếu xét về tổng thể. Bởi vì không ai nên xem tiền bạc giống như “trứng”, còn lĩnh vực đầu tư giống như “giỏ”. Tối thiểu, tiền phải có giá trị nguyên vẹn là tiền (về mức độ quý giá). Còn lĩnh vực đầu tư, chúng ta cố gắng tìm thấy những cái “két sắt”, chứ không thể là “cái giỏ”.
Có lẽ câu nói trên chỉ biện minh cho việc không có khả năng tìm được “két sắt” (doanh nghiệp hay cổ phiếu). Và vì vậy, việc phân bổ rủi ro cũng chỉ mang tính “hú hoạ”. Nghĩa là nhà đầu tư không thể chắc đó là “két sắt” hay “cái giỏ”.
Tôi tin rằng khi chọn cổ phiếu, quan điểm nên là: Ít nhất đến thời điểm đủ điều kiện bán, chỉ có sóng thần hay động đất mới khiến nhà đầu tư thiệt hại nặng. Trong lĩnh vực dân sự, chúng ta gọi đó là “sự kiện bất khả kháng”. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào năng lực phân tích, lựa chọn của nhà đầu tư.
Nhấn mạnh tính không thể lường trước
Quản trị rủi ro cổ phiếu khi lướt sóng nhanh cũng tương tự. Chúng ta không nên quá tự tin về tất cả các giải pháp loại trừ rủi ro lỗ cổ phiếu. Dù năng lực giỏi đến mấy, bạn cũng sẽ phải đối mặt với các tình huống ngoài khả năng tính toán. Đơn giản, như đã đề cập, tương lai là thứ không thể chắc chắn.
Đó là lý do tại sao ở trên, bạn được khuyên nên nắm giữ khoảng 3 đến 5 cổ phiếu. Như đã nêu trên, một mặt, chúng giúp phân tán rủi ro cho những tình huống khó lường. Một khác, chúng giúp bạn thoát nhanh ở những trường hợp khẩn cấp.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận