24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vũ Thị Lâm Oanh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Quan ngại về biến chủng mới Mu

Các dữ liệu sơ bộ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy biến chủng Mu dường như có khả năng chống lại kháng thể cao hơn.

Được biết, biến chủng mới Mu được phát hiện lần đầu tại Colombia đầu năm nay và gây ra một số chùm ca bệnh rải rác tại Nam Mỹ và châu Âu. Tuy vậy, biến chủng này không lây lan mạnh như chủng virus Delta. Các nhà khoa học nhận định đây không phải là mối đe dọa lớn đối với thế giới.

Tuy nhiên, mới đây các chuyên gia thuộc WHO cảnh báo, biến chủng Mu có tên khoa học là B.1.621, được xếp vào nhóm "biến thể đáng chú ý" khi có các đột biến làm giảm hiệu quả của vaccine để nhanh chóng thực hiện các nghiên cứu sâu rộng hơn để làm rõ.

Các chủng virus trong danh sách “cần theo dõi” là các biến chủng xuất hiện ở nhiều ổ dịch tại nhiều quốc gia khác nhau và chứa một vài dạng đột biến có tiềm năng nguy hiểm, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy chúng dễ lây lan hơn hay có độc lực cao hơn. Hiện tại, tỷ lệ nhiễm biến thể Mu trên toàn cầu đang ở dưới mức 0,1% trong tổng số ca nhiễm, nhưng tại Colombia, con số này là 39%.

VIệc liên tiếp phát hiện các biến thể mới tại nhiều khu vực trên thế giới đang làm các chuyên gia lo ngại đại dịch sẽ diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt khi tỉ lệ lây nhiễm đang một lần nữa gia tăng trên toàn cầu. Trước mắt, biến thể Delta vẫn đang là biến chủng nguy hiểm nhất hiện nay khi có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt là ở những người chưa được tiêm chủng và ở những nơi mà các biện pháp chống COVID-19 đã được nới lỏng.

Tiến sĩ Paul Griffin, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Queensland cho biết, việc virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến theo thời gian là điều giới y khoa toàn cầu đã dự đoán được từ trước. Hầu hết chúng ít hoặc không ảnh hưởng đến đặc tính của virus. Song một số đột biến sẽ khiến mầm bệnh lân lan dễ dàng, tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và gây ra tình trạng kháng thuốc hoặc trốn tránh miễn dịch do vaccine.

"Những biến chủng này có đột biến ở phần protein gai gắn trên vỏ ngoài của chúng. Nếu có sự thay đổi đáng kể đối với protein gai, có khả năng vaccine sẽ có hiệu quả thấp hơn đối với virus”, ông nói. “Chúng tôi nghĩ sẽ có lúc khả năng này sẽ có xác suất xảy ra lớn, nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy điều này trong thực tế”.

Quan ngại về biến chủng mới Mu
Việc nghiên cứu và giải mã trình tự gen virus được các nhà khoa học thực hiện trong phòng thí nghiệm

Do đó, việc liên tục tìm kiếm, phát hiện và phân tích các biến chủng có khả năng lây bệnh và kháng lại hiệu quả của vaccine là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt, WHO cũng nhấn mạnh các nghiên cứu dịch tễ học, lâm sàng và phòng thí nghiệm bổ sung được sử dụng để đánh giá các đặc tính của các biến thể cần được triển khai ngay lập tức để có thể có nhiều dữ liệu hơn về tác động của biến chủng Mu nhằm chuẩn bị tốt hơn cho việc đối phó với các biến thể mới trong tương lai.

Ngoài biến chủng Mu, trong danh sách “cần quan tâm” hiện nay của WHO bao gồm biến chủng Eta (B.1.525, được phát hiện lần đầu ở nhiều quốc gia tháng 12/2020), Iota (B.1.526, phát hiện lần đầu ở Mỹ tháng 11/2020), Kappa (B.1.617.1, phát hiện lần đầu ở Ấn Độ tháng 10/2020) và Lambda (C.37, phát hiện lần đầu ở Peru tháng 12/2020).

Các chuyên gia cho biết, gần như không thể dự đoán chính xác một đột biến mới hoặc một biến chủng mới sẽ ảnh hưởng đến sự lây lan của COVID-19 như thế nào. Chính vì vậy, việc thực hiện các biện pháp giám sát toàn cầu đối với các biến thể mới nổi là việc làm cần thiết để giới khoa học theo dõi khả năng kháng vaccine và cân nhắc các chiến lược cho việc thực hiện các mũi tiêm nhắc lại và cũng như đẩy nhanh quá trình sản xuất các loại thuốc điều trị COVID-19 mới trong tương lai.

Bên cạnh đó, cần kết hợp đầu tư vào hệ thống y tế và giám sát để dịch bệnh bùng phát có thể kích hoạt các chương trình tiêm chủng, chăm sóc và điều trị thích hợp nhằm tránh trường hợp bùng phát thành làn sóng dịch mới như với biến chủng Delta.

Tuy nhiên, điều thế giới cần làm ngay lúc này là cung cấp vaccine phòng COVID-19 cho các khu vực có độ phủ vaccine thấp trên thế giới để tránh biến chủng Delta lây lan và tiếp tục đột biến. Bên cạnh đó, các biện pháp giãn cách xã hội, đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng... vẫn cần được áp dụng để vaccine có đủ thời gian cần thiết tạo đề kháng chống lại sự xâm nhập của virus.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả