menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ly Trần Pro

Quản lý tài chính cá nhân - Điều bắt buộc của nhà đầu tư BĐS

Trước đây, L cũng ko chú trọng về tài chính cá nhân, vì tính mình cũng ko được chi tiết và tỉ mỉ cho lắm.

Nhưng càng về sau mình càng nhận ra Kiến thức tài chính là vô cùng quan trọng AC ah vì rủi ro liên quan đến tiền bạc bao giờ cũng khiến chúng ta đau đầu nhất. Khủng hoảng về tài chính khiến cho việc đầu tư BĐS cũng như sức khỏe tinh thần cta bị ảnh hưởng rất nhiều. Đặc biệt L càng ngày càng thấm thía việc không biết cách sử dụng đồng tiền sao cho hợp lý hoặc làm cho tiền "sinh sôi" thì có giàu cách mấy cũng nhanh chóng lụi tàn. Vì thế quản lý tài chính là 1 kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống chúng ta, đặc biệt là đối với các NĐT BDS AC ah.

Bài viết dưới đây L sẽ chia sẻ đến AC vài cách quản lý tài chính cá nhân như thế nào là hợp lý. Nếu bài bản hơn AC nên đăng ký chương trình quản lý tài chính online hoặc offline giờ rất nhiều để hiểu sâu và hệ thống hoá AC ah.

Trước đây, L cũng thường áp dụng công thức kinh điển trong Quản lý TCCN rất phổ biến và Vô cùng hiệu quả là Quy tắc 6 cái lọ.Tức là chia thu nhập hàng tháng của mình thành 6 cái lọ:

Lọ 1: Chi tiêu cần thiết: 55%

Lọ 2: Tài khoản tiết kiệm dài hạn: 10%

Lọ 3: Tài khoản tự do tài chính: 10%

Lọ 4: Tài khoản giáo dục: 5%

Lọ 5: Tài khoản hưởng thụ 10%

Lọ 6: Tài khoản từ thiện: 10%.

Và mình giữ đúng nguyên tắc này, ko tiêu vào những lọ khác. (Chi tiết cách quản lý hiệu quả ACE Google để biết chi tiết nhé)

Còn hiện tại L đang quản lý tài chính cá nhân theo Công thức: 20 - 10 - 50 - 20. Nghĩa là:

Tiết kiệm 20%,

Từ thiện 10%

Đầu tư 50%

Sau cùng mới là 20% cho chi tiêu cá nhân.

Ở CT này AC Có thể thấy phần chi tiêu chỉ 20% thôi, còn lại phần lớn là tiết kiệm và đầu tư. Theo kinh tế học vi mô thì tiết kiệm và đầu tư chính là cách để chúng ta phát triển, ổn định và tự chủ về tài chính và độc lập về tài chính trong tương lai. Chi tiết về CT này:

Thứ nhất, tiết kiệm 20%: Trước đây mình thường ko tiết kiệm đâu mà thường đầu tư hết. Nhưng nhiều khi có việc gì rất bí. Về sau Txuc với Người càng giàu L càng thấy họ biết cách tiết kiệm AC ah. Họ thường cất ngay một phần tiền vào tài khoản tiết kiệm để phòng trừ rủi ro hoặc để đảm bảo là họ không bị thiếu tiền khi cần đến. Số còn lại mới là để đầu tư và chi tiêu.

Thứ hai, làm từ thiện 10%:

L sẽ vô cùng hạnh phúc và happy nếu được gieo kết nối ACE với chương trình Năng đoạn kim cương của thầy Nguyễn Công Bình và thầy Michael Roach. Sẽ giúp AC hiểu được tầm quan trọng của làm từ thiện ngoài giúp đời giúp người là gieo đi hạt giống tiền bạc để nảy nở về tài chính trong tương lai khi chúng ta đầu tư hay kinh doanh….Thu nhập của mình nếu tăng lên thì 10% này cũng sẽ tăng theo tổng AC ah. Ví dụ khi mình thu nhập 50tr thì mình từ thiện 5tr sẽ không sao, nhưng nhiều khi đầu tư lãi 500tr bỏ ra 50tr làm từ thiện thì mình lại suy nghĩ, nhưng trong nhiều quy tắc tài chính còn có cả Công thức 30:30:30:10 đối với những ngươig có tài sản vô cùng lớn AC ah. Tức là cs và mức chi tiêu của họ chỉ có 10% thu nhập trong khi họ mở rộng đầu vào bằng việc từ thiện lên 30%, thì sau này họ càng ngày càng thắng lợi.

Thứ 3, chi phí sinh hoạt 20%:

Có người bảo, sao có thể chi tiêu bằng 20% thu nhập được nhỉ????? Thực sự thì nếu thu nhập dưới 50tr/tháng thì cta khó có thể áp dụng theo cách này thật. (PP 6 cái lọ sẽ phù hợp hơn AC ah). Còn nếu thu nhập cao hơn AC hãy thử áp dụng CT này nhé. Ko nêm để chi phí mình tăng cao theo thu nhập của mình sẽ rất khó tự do tài chính.

Bây giờ XH phát triển nên ta chẳng còn quan tâm ăn no mặc ấm mà đã chuyển sang ăn ngon mặc đẹp. Nên đôi khi có tiền hoặc thậm chí không có tiền vẫn chi tiêu quá đà vào vẻ bề ngoài, bể nổi như mua nhiều quần áo, túi xách hàng hiệu để khoác lên người. Khi ăn thì đều ăn những món cao sang nhất, du lịch ở những nơi đắt tiền… Cái này nó đúng quan điểm sống từng người nên L ko có ý gì cả. Còn Tính L cũng đơn giản nên nhu cầu bản thân và gia đình hầu như ko nhiều,

1 tháng hay sau 1 thương vụ đầu tư thành công thì L có thể tự thưởng cho mình 1 món quà đắt tiền hoặc yêu thích chứ ko theo theo xu hướng. Nếu AC định hướng cho mình trở thành một nhà kinh doanh bất động sản hay kinh doanh lĩnh vực khác thì hãy kiểm soát nhu cầu của mình rất quan trọng AC. L thấy Mọi chi tiêu cá nhân chỉ cần vừa đủ, không thừa mứa, cũng không túng thiếu, luôn là tốt nhất.

Một tháng có rất nhiều khoản thu chi, đôi khi AC lại không biết tiền mình đi về đâu, rồi đã mua sắm gì, mọi thứ rất khó kiểm soát. Vậy nên theo kinh nghiệm của L thì việc cài App Sổ thu chi trên điện thoại là vô cùng cần thiết, đơn giản cho việc thu và chi cho tiêu dùng cá nhân của bản thân gia đình để kiểm soát những tình huống tiền ra không đáng có. Đây cũng là kỹ năng của một người kinh doanh bất động sản chuyên nghiệp cần phải có.

Bên cạnh đó, nhiều AC khi chi tiêu chỉ thường tính đến các khoản tiền lớn như tiền nhà, tiền điện nước,... nhưng đôi khi lại quên những khoản nhỏ hơn. Trên thực tế, nhiều khoản tiền được sử dụng theo cách “lặt vặt” gộp lại cũng có thể trở thành một món tiền tương đối đáng kể, có thể dùng cho việc tái đầu tư. Nên Sổ thu chi sẽ giúp chúng ta quản lý thu chi của mình theo ngày tháng.

Thứ 4, Đầu tư 50%.

Các kênh đầu tư có thể đa dạng nhưng nhất định phải nằm trong sự hiểu biết của mình AC ah. Trong cuốn Dậy con làm giàu Tập 2 có viết rất sâu sắc về 7 cấp độ trong đầu tư. Thực sự thì mình vô cùng ngấm khi đọc 7 cấp độ này và phải thực tế nhìn nhận mình đang ở cấp độ nào. Mỗi lần học và áp dụng lại thấy có vô vàn kiến thức mới AC ah. Ở cấp độ đầu tư, cấp độ cao nhất trong tài chính, thì việc ko có kiến thức là Rủi ro lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt. Nên nếu được AC hãy đọc 7 cấp độ đầu tư trong Dậy con làm giàu, thẳng thắn nhìn nhận mình đang ở cấp độ nào và để lên cấp độ cao hơn chúng ta phải làm những gì. Càng đào sâu thì chúng ta càng đầu tư được hiệu quả hơn AC ah.

Trong phần 2 về tài chính, L sẽ chia sẻ vài thông tin về Sử dụng đòn bẩy tài chính cá nhân. Rất mong những kiến thức này sẽ có giá trị hỗ trợ AC.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Ly Trần Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại