24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
NVC team Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Quản lý tài chính – những tư duy cần thiết

Khi nói về quản lý tài chính, thông thường mọi người chỉ nói rằng kiếm được bao nhiêu tiền, giá nhà giá đất chứ chưa từng nghe ai tính toán cụ thể việc tiền họ kiếm được sẽ giúp ích thế nào cho tương lai. Một phần do thói quen, một phần khác vì tài chính là một điều nhạy cảm.

Trong cuộc sống ngày nay việc quản lý tài chính cá nhân luôn là một việc rất quan trọng trong quá trình phát triển sự nghiệp của mỗi người. Nếu bạn không biết quản lý tốt những thứ bạn đang có, hiển nhiên cuộc sống của bạn sẽ dần trở nên vô giá trị.

1. Không bao giờ quá sớm để nghĩ đến chuyện đầu tư

Tiền mặt là tiền chết. Nếu chỉ giữ không tiền mặt hay để nó trong tài khoản giao dịch (checking) ngân hàng, tiền sẽ dần dần mất giá. Như người ta vẫn nói, hãy để tiền của bạn làm việc cho bạn. Khi có tiền, dù ít đến đâu đi chăng nữa, hãy bắt đầu nghĩ đến chuyện đầu tư để tiền có thể sinh lãi cho bạn, có thể là vàng, đất, chứng khoán, cũng như xin lời khuyên từ những người đi trước.

“Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền trong túi mà điều quan trọng là bạn giữ lại được bao nhiêu tiền và làm cho số tiền đó sinh sôi nảy nở nhiều hơn”. Đây là những lời Robert Kiyosaki – tác giả của bộ sách “Dạy con làm giàu” đã khẳng định.

Vì vậy, thay vì ngay lập tức tìm cách để tiêu số tiền mà bạn vừa có được, hãy nghĩ đến việc quản lý nó như thế nào để không chỉ giữ được tiền mà còn khiến nó có khả năng sinh lời.

2. Có quỹ tiết kiệm cho lúc khẩn cấp

Khoản đầu tư nào hứa hẹn mang lại tiền lãi cao hơn cũng đồng nghĩa với việc rủi ro lớn hơn. Nếu bạn mang hết tiền của mình đi đầu tư, chẳng may đúng lúc bạn cần tiền, giá các khoản đầu tư của bạn lại bị tụt thì bạn không trông vào đâu được. Trước khi mang tiền đi đầu tư, mình cần phải có một khoản tiền để phòng lúc những không may như khi ốm đau, tai nạn, mất trộm, thất nghiệp, hay chỉ đơn giản là muốn có một thời gian theo đuổi đam mê của bản thân. Khoản tiền này nên gửi vào kênh an toàn như tài khoản tiết kiệm.

Quỹ tiết kiệm bao nhiêu thì mới đủ? Thông thường đó là chi phí tối thiểu cho 6 tháng sinh sống. Ví dụ, nếu chi phí của bạn là 5 triệu/tháng, bạn nên có khoản tiết kiệm 30 triệu. Nếu bạn chưa có 30 triệu, hãy cố gắng góp nhặt để có đủ số tiền đó. Tiền tiết kiệm là khoản bạn không được động vào trừ khi bạn thực sự cần nó - đừng tự nhiên rút tiền tiết kiệm ra đi mua con điện thoại xịn.

3. Bớt tiêu tiền vào những đồ xa xỉ

Không chỉ đồ đắt tiền mới là những đồ xa xỉ. Tất cả những đồ gì không thực sự cần thiết đều là đồ xa xỉ. Ví dụ, uống một cốc rượu bia cũng là đồ xa xỉ. Một điếu thuốc lá thôi cũng là xa xỉ. Nước ngọt, cà phê là xa xỉ. Mua điện thoại đời mới nhất thay vì mua một con điện thoại chỉ đủ xài là xa xỉ. Mua con xe máy cả trăm triệu là xa xỉ.

Hãy hạn chế tiếp xúc với những quảng cáo, những cám dỗ từ sở thích để tránh tiêu tiền mà không có kế hoạch.

4. Có ngân sách cho từng khoản hàng tháng

Hàng tháng, bạn nên lên ngân sách sẽ tiêu bao nhiêu vào từng khoản nào. Ví dụ, giới hạn tiền ăn nhà hàng vào khoảng $$$/tháng. Hết khoản đấy rồi, bạn sẽ phải chịu khó nấu ăn ở nhà. Có ngân sách cụ thể còn giúp bạn nhận ra rằng sau khi đã trừ đi những khoản cố định, số còn lại chẳng đáng là bao. Điều này giúp bạn lên kế hoạch tiết kiệm bao nhiêu trăm thu nhập. Một ngân sách cho một bạn độc thân có thể có hình thù như thế này:

Tổng thu nhập: 10 triệu đồng

Nhà: 3 triệu đồng (30%)

Điện nước: 1 triệu đồng (10%)

Điện thoại: 500 nghìn đồng (5%)

Ăn ngoài: 1 triệu đồng (10%)

Đi chợ nấu ăn: 50 nghìn/ngày * 30 ngày = 1.5 triệu đồng (15%)

Cà phê: 500 nghìn đồng (5%)

Xăng: 500 nghìn đồng (5%)

Mua sắm linh tinh: 1 triệu đồng (10%)

Phụ sinh: 1 triệu đồng (10%)

Bạn có thể nhìn vào bản ngân sách và thấy rằng mỗi tháng bạn chẳng tiết kiệm được đồng nào, vậy nên phải cắt giảm chi phí gấp. Bạn có thể bớt ăn ngoài, tìm phòng rẻ hơn, uống ít cà phê đi, bớt các khoản phụ sinh, bớt tiền mua đồ ăn hàng ngày, bớt mua sắm linh tinh, v.v.v. Có một nguyên tắc được nhiều người áp dụng là không bao giờ tiêu nhiều hơn 30% khoản thu nhập vào tiền thuê nhà.

Một cách suy nghĩ khá nguy hiểm mà mọi người thường hay mắc phải là cho rằng mấy đồng bạc đáng là bao. Nhưng mấy đồng bạc đó, khi gộp lại sẽ có giá trị rất lớn. Một ngày bạn uống bớt một cốc cà phê đi sẽ tiết kiệm 15-20 nghìn. Một tháng bạn tiết kiệm 450 – 600 nghìn. Một năm nó sẽ là 5 - 7 triệu đồng. Bạn có thể đóng góp số tiền đó vào quỹ tiết kiệm, mua tặng bố mẹ một món đồ gia dụng ý nghĩa, hay làm một chuyến đi du lịch ở đâu đó.

Bạn đang quản lý tài chính của mình như thế nào? Hãy comment thảo luận bên dưới, và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân của bạn nhé.

Bài viết do NVC Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0878.91.8888 (Mr Công - Trưởng phòng TVĐT38 VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

NVC team Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả