menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Tuấn Anh

Quả bom tiền càng ngày càng phình to

"Nửa đầu năm nay, người dân gửi ròng vào ngân hàng gần 320.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi mức tăng ròng của cả năm 2021. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến hết tháng 6, tiền gửi từ dân cư vào ngân hàng tiếp tục tăng, đạt gần 5,62 triệu tỷ đồng, cao gần 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái"

- Tiền nhà nước thì chưa bơm, chưa triển khai giải ngân Đầu tư công kích thích kinh tế.

- Tiền trong dân thì tích nhiều, lượng tiền gửi ngân hàng đạt mức kỷ lục, cao nhất mọi thời đại. Tổng tiền gửi ngân hàng là 13 triệu tỷ đồng, tương đương 300 tỷ USD, cao nhất lịch sử. (xem ảnh đính kèm)

- Lạm phát tăng phi mã, cung tiền M2 tăng liên tục, tiền mất giá hằng ngày.

- GDP 2022 dự kiến tăng trưởng vượt bậc cao nhất trong mấy năm gần đây

- Lãi suất huy động thì vẫn ở mức thấp < Critical Point (tăng lãi suất 2% nhưng lạm phát tăng 4 % thì gửi tiền ngân hàng vẫn mất giá thêm nhé, vì tăng lãi suất không đủ bù lạm phát)

----//----

Trước mỗi cơn sốt đất, trước mỗi đợt cao điểm giải ngân đầu tư công, khi BĐS đang là chân sóng thì nhà nước sẽ họp bàn để ra những văn bản (chỉ thị, nghị quyết...) về việc "Doạ đánh thuế BĐS", thắt chặt tín dụng bds để nhằm "chấn an dư luận" và để dân hạn chế mua bds. Đây chính là "biện pháp tâm lý" để hạn chế BĐS tăng nóng, nhờ đó BĐS sẽ tăng chậm lại giúp nhà nước giảm bớt chi phí đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công.

*** ** Mặc dù từ năm 1975 đến nay nền kinh tế cũng trải qua một số biến cố như cuộc khủng hoảng 1997-1998, 2007-2008, 2011-2012 và gần nhất là giai đoạn 2020- 2021. Riêng chỉ có giai đoạn 2011-2012 là giá bất động sản trên toàn thị trường giảm đến 30% bởi khi đó các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn và lãi suất huy động tháng 11 năm 2010 tăng đến 19% Critical Point.

Còn lại, thực tế cho thấy sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế, bất động sản lại tăng giá vì lãi suất huy động luôn < Critical Point và Tăng trưởng Cung tiền M2 luôn GDP.

---//---

* Lò so BDS đang nén lại, khi nào bung ra thì sẽ là 1 đợt sóng thần sốt giá bds mới. Trước mỗi cơn bão chính là lúc mặt biển yên bình nhất.

----///----

Cứ dồn được tiên mua 1 mảnh be bé là vợ chồng mình lại chạy đi mua luôn.

Thu nhập / lương tăng tương ứng với tăng trưởng GDP: khoảng 7-10%/ năm. Còn giá BDS tăng tương ứng với tăng trưởng cung tiền M2 khoảng 20-25% / năm. Tiền in thêm được, chứ đất có đẻ thêm được đâu. Giá phở giá xăng và giá các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng khoảng 10%/ năm, tương ứng với mức Tăng Thu Nhập và Tăng trưởng GDP. Còn giá BĐS tăng tương ứng với mức tăng của Cung tiền M2, gấp 3 lần GDP.

Tức là Đất tăng nhanh gấp 3 lần lương, giá bds tăng nhanh gấp 3 lần giá cả hàng hoá tiêu dùng.

Sở dĩ Phở và Xăng tăng bằng với Lương còn Đất tăng nhanh gấp mấy lần lương vì "đất là tài nguyên giới hạn và là công cụ hấp thụ lạm phát". Tiền bơm ra mà không vào đất thì giá lợn gà tôm tép gạo tăng x3 x5 dân càng khóc thét.

Ngày xưa 1 căn nhà phố tại HN chỉ vài trăm đồng, bán nhà gửi tiết kiệm sau vài chục năm rút sổ chỉ mua được vài bát phở. Vậy nên không thể làm giàu nhờ BĐS bằng cách chờ tiết kiệm đủ tiền rồi mới mua bds mà nên làm giàu nhờ tái cơ cấu tài sản để đầu tư BĐS. Thà nhịn ăn nhịn tiêu mua đất, bây giờ ko mua sớm thì đời con đời cháu mình cố gắng vất vả cũng ko mua được

***

Vì cung tiền M2 tăng gấp 3 lần tăng trưởng GDP nên giá bds tăng nhanh gấp 3 lần thu nhập trung bình và gấp 3 lần tốc độ tăng của giá cả hàng hoá tiêu dùng. Vì vậy càng ngày con người càng khó mua đất. Cùng 1 mảnh đất ấy, bây giờ dành tiền 10 năm là mua được nhưng sau này phải dành tiền 30 năm mới mua được. Vì thế những ai có nhiều đất hơn mức trung bình của xã hội sẽ càng ngày càng giầu hơn, còn những ai có ít đất hơn mức trung bình của xã hội sẽ càng ngày càng nghèo đi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Tuấn Anh

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

8 Yêu thích
1 Bình luận 16 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại