menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vương Tiến Thành

Quả bom lạm phát trị giá 5.000 tỷ USD mà không ai nhắc đến

Ngoài Mỹ và các nước châu Âu, Nhật Bản cũng bắt đầu phải đối mặt với lạm phát. Câu hỏi đặt ra là liệu Nhật Bản có kiểm soát được đà tăng của giá cả sau một thời gian dài nỗ lực chấm dứt giảm phát hay không?

Sau 9 năm nỗ lực nâng quy mô bảng cân đối kế toán lên 5.000 tỷ USD, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) mới có thể khiến cho nền kinh tế lớn thứ hai châu Á đạt được một chút lạm phát.

Tuy nhiên khi lợi tức trái phiếu đồng loạt tăng đột biến, các quan chức Tokyo nhận ra một cách cay đắng rằng điều mình mong ước chưa chắc đã tốt cho mình.

Phải nói rằng, mức tăng giá tiêu dùng của Nhật Bản là không đáng kể nếu so sánh với Mỹ hoặc Trung Quốc. Lạm phát còn cách khá xa mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.

Dù vậy, mức tăng 0,5% của giá cả vào tháng 1 so với cùng kì đã làm rúng động thị trường trái phiếu và đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp Nhật Bản có lạm phát. Trong tháng 12, giá cả tại Nhật Bản tăng 0,8%.

Theo Forbes, điều đáng lo ngại là Nhật đang đối diện với loại lạm phát "xấu". Vào tháng 3/2013, ông Haruhiko Kuroda trở thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản với mục tiêu chấm dứt tình trạng giảm phát.

Ông Kuroda đã giải phóng hàng loạt các gói thanh khoản khổng lồ. Các chương trình bơm tiền khiến đồng Yên sụt giảm 30%, đồng thời tạo ra lợi nhuận kỷ lục cho các doanh nghiệp Nhật và đưa chỉ số Nikkei 225 lên mức cao nhất trong 31 năm.

Quả bom lạm phát trị giá 5.000 tỷ USD mà không ai nhắc đến

Tuy nhiên, ngay cả khi đẩy bảng cân đối của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tới mức vượt qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát vẫn chưa thấy đâu. Lý do chính được cho là thiếu hụt những cải cách táo bạo khiến các CEO e dè về việc tăng lương hoặc đầu tư lớn vào đổi mới.

Sau đó COVID-19 diễn ra. Khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và chuỗi cung ứng đứt gãy, lạm phát toàn cầu tăng đột biến gây ảnh hưởng đến Nhật Bản. Chi phí năng lượng và các mặt hàng khác tăng cao khiến Nhật Bản phải nhập khẩu lạm phát. Điều này khác với kì vọng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vào việc tạo ra lạm phát một cách tự nhiên ở quê nhà. Các nhà đầu tư trái phiếu Nhật Bản không hề thích điều này.

Trong suốt thập kỉ vừa qua, việc nhà đầu tư bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản khiến họ phải chịu thua lỗ. Những người bán khống đặt cược vào việc khoản nợ lớn của Nhật Bản trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, họ đã đánh giá thấp quyết tâm duy trì sự ổn định của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và vai trò chủ chốt của trái phiếu trong nền kinh tế Nhật.

Trái phiếu đóng vai trong quan trọng với hầu hết mọi quốc gia. Tuy nhiên, trong trường hợp của Nhật Bản, trái phiếu chính phủ là tương đương với mặt trời, nơi mà tất cả phải xoay quanh.

Trong những tuần gần đây, lợi suất đối trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức cao nhất trong 6 năm là 0,2%. Điều này dường như là bình thường, nếu so với lợi suất của Trái phiếu Kho bạc Mỹ tương đương là 1,93%. Nhưng phải nhớ rằng Washington không gánh khoản nợ công bằng 250% GDP như Nhật Bản. Dân số Mỹ cũng không giảm dần và già đi với tốc độ đáng lo ngại qua từng năm.

Quả bom lạm phát trị giá 5.000 tỷ USD mà không ai nhắc đến

Mức tăng lợi suất đột biến khiến ông Kuroda phải cố gắng xoa dịu thị trường nợ công trị giá 12.000 tỷ USD của Tokyo. Đầu tháng này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phải thực thi chính sách "kiểm soát đường cong lợi suất" lần đầu tiên kể từ năm 2018.

Với hành động trên của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, có thể rút ra được hai bài học. Thứ nhất, ý tưởng về việc BOJ thắt chặt chính sách nới lỏng định lượng trong tương lai gần là viển vông. Thứ hai, thị trường trái phiếu của Nhật Bản có thể trở thành một rủi ro lớn đối với sự ổn định tài chính toàn cầu hơn so với nhận thức ban đầu của các nhà đầu tư.

Ý tưởng về thắt chặt chính sách nới lỏng định lượng được bàn luận sôi nổi vào tháng trước. Cuối năm 2021, nhiều dấu hiệu cho thấy GDP của Nhật Bản đang trở lại mức trước COVID. Mức tăng trưởng 5,4% hàng năm mà Nhật Bản ghi nhận được trong giai đoạn tháng 10-12 đã đưa nước này vững chắc trên con đường quay trở về với nền kinh tế giai đoạn 2019.

Dù vậy, BOJ bị ám ảnh bởi những nỗ lực trong quá khứ nhằm chấm dứt chính sách nới lỏng định lượng (QE) vốn được thực hiện năm 2001. Ví dụ, vào năm 2006 và 2007, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản khi đó là ông Toshihiko Fukui đã kết thúc QE và tìm cách tăng lãi suất ngắn hạn từ con số 0 bằng chính sách siết chặt.

Đến năm 2008, người kế nhiệm của ông Fukui đã đưa lãi suất ngắn hạn của Nhật Bản trở lại con số 0 và tiếp tục QE.

Ông Kuroda hiểu được rằng, nước Nhật nghiện những khoản tiền miễn phí. Chính phủ, lãnh đạo tỉnh, ngân hàng, ban lãnh đạo công ty và các nhà đầu tư đã quen với lãi suất bằng 0.

Bất kỳ nỗ lực nào của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hòng kéo nền kinh tế khỏi cơn sốt tiền tệ đều nhanh chóng thất bại. Vì vậy, việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cắt giảm QE vào năm 2022 dường như không khả thi.

Trong suốt thập kỉ vừa qua, việc nhà đầu tư bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản khiến họ phải chịu thua lỗ. Những người bán khống đặt cược vào việc khoản nợ lớn của Nhật Bản trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, họ đã đánh giá thấp quyết tâm duy trì sự ổn định của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và vai trò chủ chốt của trái phiếu trong nền kinh tế Nhật.

Trái phiếu đóng vai trong quan trọng với hầu hết mọi quốc gia. Tuy nhiên, trong trường hợp của Nhật Bản, trái phiếu chính phủ là tương đương với mặt trời, nơi mà tất cả phải xoay quanh.

Trái phiếu chính phủ là tài sản chính để giữ ổn định các ngân hàng, công ty, quỹ tài trợ, quỹ bảo hiểm, chính quyền địa phương, quỹ lương hưu, hệ thống bưu điện, hàng ngũ vô cùng lớn những người về hưu, trường đại học và mọi tổ chức khác.

Bởi vậy, toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản có động cơ để giữ sự ổn định trong lĩnh vực trái phiếu. Tuy nhiên, điều đó đang trở nên khó khăn hơn khi mức lạm phát mà ông Kuroda và đồng nghiệp mong muốn trong nhiều năm bắt đầu trở thành hiện thực.

Tokyo hiện là một trong ba thị trường khổng lồ đang bị tổn hại nặng nề trong bối cảnh COVID-19. Mỹ đang hứng chịu đợt lạm phát tăng đột biến nhất trong 40 năm trở lại đây cùng nợ quốc gia lên tới 30.000 tỷ USD.

Tại Trung Quốc, những nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm giảm đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp phát triển bất động sản đang bị gián đoạn bởi COVID-19. Vào cuối năm 2021, thị trường toàn cầu chao đảo bởi các vụ vỡ nợ của Evergrande Group, Fantasia Holdings, Kaisa Group và doanh nghiệp khác.

Và giờ đây, Nhật Bản đang phải đối mặt với việc các nhà đầu tư đẩy mức lợi suất trái phiếu lên cao. Có thể nói, không thể không lo lắng khi cả ba thị trường nợ được theo dõi nhiều nhất thế giới đồng loạt rung chuyển.

Đương nhiên, ông Kuroda sẽ có những thủ thuật để duy trì ổn định tài chính. Nhưng khi lạm phát đến, khả năng kiểm soát quả bom hẹn giờ trị giá 5.000 tỷ USD sẽ không còn là điều chắc chắn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả