24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thúy Hạnh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

QTP, TLG và ACV: Ba cổ phiếu đáng chú ý hôm nay (26/10)

MBS dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2022 của QTP lần lượt đạt 11.181 tỷ đồng và 955 tỷ đồng, tăng 30% và 55% so với năm 2021. Cho năm 2023, MBS cho rằng điều kiện hoạt động kinh doanh của QTP tiếp tục khả quan nhu cầu hệ thông điện tiếp tục tăng trong khi hình thái thời tiết chuyển qua chu kỳ không có lợi cho thủy điện sẽ hỗ trợ cho nhà máy hoạt động với với sản lượng cao.

QTP: MBS khuyến nghị mua với giá mục tiêu 18.500 đồng/cổ phiếu

Doanh thu quý III/2022 của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) đạt 3.141 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ, lũy kế 9 tháng đạt 8.155 tỷ đồng, tăng 31% và hoàn thành 85% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế quý III đạt 155 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ, lũy kế 9 tháng đạt 784 tỷ đồng, tăng mạnh 88% và đạt 171% kế hoạch cả năm.

Theo Công ty Chứng khoán Chứng khoán MB (MBS), sản lượng điện tăng và giá điện thị trường cao là nguyên nhân chính mang lại kết quả kinh tốt cho công ty. Sản lượng điện tăng, giá điện thị trường cạnh tranh quý III đạt trung bình 1.540 đồng/kwh, tăng 61% so với cùng kỳ, lũy kế 9 tháng tăng 42%.

Tổng tài sản của QTP giảm đều do khấu hao tài sản cố định hàng năm. Cơ cấu tài sản cân đối khi công ty kiếm soát tốt khoản nợ phải thu, hàng tồn kho, trong khi nhà máy vận hành ổn định và khấu hao đều. Riêng khoản phải thu, đến tháng 9/2022, khoản phải thu đạt 3.212 tỷ đồng, trong đó khoản phải thu công ty mua bán điện thuộc EVN đạt 3.202 tỷ đồng, tăng mạnh 57% so với đầu năm.

Theo MBS, những khó khăn về tài chính và thua lỗ của EVN đã ảnh hưởng đến dòng tiền phải trả các đơn vị phát điện trong kỳ, tuy nhiên công ty chứng khoán này cũng cho rằng rủi ro khó đòi từ EVN là khá thấp.

Bên nguồn vốn, nợ vay giảm liên tục trong khi nguồn vốn chủ sở hữu được gia tăng. Nợ phải trả đến tháng 9/2022 là 2.725 tỷ đồng, chiếm 30,7% tổng nguồn vốn, trong đó vay nợ ngắn và dài hạn là 1.833 tỷ đồng, bằng 20,7% tổng nguốn vốn.

MBS dự tính đến năm 2023 cơ bản QTP sẽ trả hết nợ vay dài hạn đầu tư nhà máy. Dòng tiền hoạt động kinh doanh luôn đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ gốc hàng năm, trong khi hoạt động đầu tư chủ yếu là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn làm gia tăng hiệu quả sử dụngnguồn vốn. Với khả nguồn lực tài chính tốt, MBS dự báo QTP sẽ thực hiện chính sách cổ tức bằng tiền mặt hấp dẫn từ năm 2022 trở đi với tỷ lệ từ 16 - 18%mỗi năm.

Trong năm 2022, QTP được EVN giao sản lượng điện sản xuất ở mức khá cao với 7.644 triệu kwh. Đến hết 9 tháng, sản lượng điện sản xuất của công ty đạt 5.563 triệu kwh, đạt 72,8% kế hoạch năm. MBS dự báo sản lượng điện sản xuất của công ty có thể đạt 7.500 triệu kwh.

Năm 2022, các doanh nghiệp ngành nhiệt điện cũng đối mặt với việc giá nhiên liệu tăng cao, như than, khí. MBS giả định giá than nhập khẩu sẽ tăng khoảng 100%, đưa chi phí nhiên liệu tăng khoảng 35% so với năm 2021. Công ty chứng khoán này cũng nhấn mạnh giá nhiên liệu tăng cơ bản được chuyển ngang sang giá bán điện cho EVN trong sản lượng Qc.

MBS dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2022 của QTP lần lượt đạt 11.181 tỷ đồng và 955 tỷ đồng, tăng 30% và 55% so với năm 2021. Thu nhập mỗi cổ phần đạt 2.016 đồng. Cho năm 2023, MBS cho rằng điều kiện hoạt động kinh doanh của QTP tiếp tục khả quan nhu cầu hệ thông điện tiếp tục tăng trong khi hình thái thời tiết chuyển qua chu kỳ không có lợi cho thủy điện sẽ hỗ trợ cho nhà máy hoạt động với với sản lượng cao từ 7.300 – 7.400 triệu kwh. Các điều kiện về chi phí sản xuất và tài chính tiếp tục giảm làm hiệu quả kinh doanh tăng lên.

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu và so sánh PE, PB trung bình các doanh nghiệp nhiệt điện trên thị trường, MBS xác định giá trị cổ phiếu QTP ở mức 18.500 đồng/cổ phần.

TLG: Yuanta khuyến nghị mua với giá mục tiêu 85.743 đồng/cổ phiếu

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (HoSE: TLG) công bố doanh thu lũy kế 8 tháng năm 2022 là hơn 2.500 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ, LNST đạt 396 tỷ đồng, tăng 137% so với cùng kỳ. Như vậy, TLG đã hoàn thành 77% kế hoạch doanh thu và 41% kế hoạch lợi nhuận.

Doanh thu 8 tháng năm 2022 của TLG tăng mạnh nhờ nhu cầu hồi phục tại tất cả các dòng sản phẩm như bút viết, văn phòng phẩm, dụng cụ học sinh, dụng cụ mỹ thuật. Trong đó, doanh thu xuất khẩu khả quan với 600 tỷ đồng (tăng 58% so với cùng kỳ). Biên lãi gộp cải thiện lên mức 44,1% (cùng kỳ 41,4%) nhờ giá hạt nhựa đầu vào giảm so với cùng kỳ (giá hạt nhựa chiếm khoảng 18% giá vốn hàng bán).

Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, giá hạt nhựa Polypropylene đã giảm 14% từ mức đỉnh tháng 3 vì nhu cầu từ Trung Quốc giảm do phong tỏa nhiều thành phố vì Covid-19; Trung Quốc dỡ bỏ thuế chống bán phá giá lên hạt nhựa nhập khẩu nên làm giảm giá thị trường; nguồn cung hạt độn canxi cacbonat dồi dào khiến nguồn cung hạt nhựa cũng không bị thiếu hụt như các hàng hóa khác.

Yuanta cho rằng các yếu tố này sẽ tiếp tục giúp giá hạt nhựa duy trì mức thấp, qua đó hỗ trợ biên lợi nhuận TLG.

Do đang xây dựng nhà máy mới nên tổng nợ vay TLG cuối quý II tăng lên mức 233 tỷ đồng (tăng 26% so với thời điểm đầu năm, tăng 4% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, Yuanta nhận thấy cơ cấu tài chính TLG khá lành mạnh khi tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu cuối quý II/2022 ở mức khá thấp, khoảng 0,12 lần. Tổng vay nợ tương đương 29% tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

TLG đã tái cơ cấu hệ thống phân phối và R&D danh mục sản phẩm mới với phân khúc cao hơn giúp nâng cao doanh thu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Dự án mở rộng nhà máy Thiên Long Long Thành của TLG đã được khởi công xây dựng từ giữa tháng 3/2022. Khu vực mở rộng B2 có kết cấu 5 tầng cùng các công trình phụ trợ với tổng diện tích xây dựng khoảng 10.000m2, giá trị đầu tư khoảng 230 tỷ đồng, tổng diện tích của nhà máy Thiên Long Long Thành sẽ được nâng lên 28.450m2.

Nhà máy sẽ tập trung vào các sản phẩm OEM, keo dính và các dòng sản phẩm mới có thiết kế bắt mắt. Theo ban lãnh đạo chia sẻ, tổng diện tích nhà máy là 5 tầng trong đó 3 tầng cho các đơn hàng, còn lại 2 tầng dự phòng để TLG mở rộng công suất cho các đơn hàng OEM lớn hơn trong tương lai.

Với công suất mở rộng này, TLG kì vọng có thể đảm bảo đủ năng lực sản xuất và tăng trưởng đến năm 2027. Yuanta ước tính nhà máy mới sẽ giúp TLG gia tăng công suất hiện tại thêm 25% và có thể giúp doanh thu TLG có thể tăng thêm khoảng 20 - 30%. Theo đó, Yuanta kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận TLG sẽ nhảy lên mức nền cao mới từ 2023.

Yuanta khuyến nghị mua TLG với giá mục tiêu 85.743 đồng/cổ phiếu.

ACV: VNDirect khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu 114.000 đồng/cổ phiếu

Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu hợp nhất của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - Công ty Cổ phần (UPCoM: ACV) đạt 5,5 nghìn tỷ đồng (tăng 61,6% so với cùng kỳ), tương đương 30% doanh thu hợp nhất năm 2019.

Lợi nhuận trước thuế đạt 4,3 nghìn tỷ đồng (tăng 188% so với cùng kỳ), kết quả này một phần đến từ việc công ty đã ghi nhận khoản lãi tỷ giá 1,7 nghìn tỷ đồng do đồng Yên Nhật giảm giá.

Theo Công ty Chứng khoán VNDirect, ACV sẽ phục hồi vững chắc kết quả kinh doanh trong những năm tới. Đối với năm 2022, lợi nhuận ròng của ACV có thể tăng 1.003,7% lên 5.291 tỷ đồng nhờ sự phục hồi của lượng khách nội địa và thu nhập tài chính.

Đối với năm 2023, nếu có được sự phục hồi mạnh mẽ dự kiến lượng khách quốc tế (tăng 218,47% so với cùng kỳ), lợi nhuận ròng dự phóng trong năm 2023 của ACV có thể tăng 73,4% so với cùng kỳ năm 2021 lên mức 8.975 tỷ đồng.

VNDirect cho rằng trong báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của ACV, vẫn còn 2 vấn đề nhấn mạnh, bao gồm ACV chưa có quyết định hoàn tất cổ phần hóa kể từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần từ cấp có thẩm quyền và ACV chưa có quyết định phê duyệt giá trị tài sản sân bay của Bộ Giao thông Vận tải.

VNDirect tin rằng khi những vấn đề này được giải quyết, ACV sẽ rộng mở để niêm yết trên sàn HoSE trong tương lai.

Về kế hoạch tiềm năng chia cổ tức bằng cổ phiếu, Chính phủ đã chấp thuận cho ACV giữ lại lợi nhuận trước năm 2021 để tái đầu tư. Tính đến cuối năm 2020, thu nhập chưa phân phối của ACV là 9.705 tỷ đồng, tương đương với kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu tiềm năng 44% trong năm 2022.

VNDirect tin rằng đây là chất xúc tác mạnh mẽ cho ACV trong những giai đoạn tới. Công ty chứng khoán này khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu ACV, giá mục tiêu là 114.000 đồng/cổ phiếu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả