menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Cao Duyên

Qatar cáo buộc EU phớt lờ các nguyên tắc thị trường tự do

Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Al Kaabi nhấn mạnh việc áp đặt giá trần khí đốt sẽ phá vỡ thị trường tự do và làm tổn hại đến ngành đầu tư.

Kênh truyền hình RT dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Qatar cho rằng việc các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) muốn “cố định” thị trường khí đốt bằng cách đưa ra mức giá giới hạn chính là hành động đi ngược lại các điều luật nhằm bảo vệ cạnh tranh tự do của họ.

“Thị trường tự do luôn là giải pháp tốt nhất, và nếu cố gắng sửa chữa thị trường, bạn đang đi ngược lại tất cả các luật chống cạnh tranh mà người châu Âu đang áp đặt cho bên bán, và bây giờ họ đang tự làm điều này”, ông Saad Al Kaabi trả lời phỏng vấn Bloomberg TV hôm 30/10,

Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét mức trần giá đối với khí đốt tự nhiên được giao dịch trên các sàn giao dịch của EU. Biện pháp này được cho là sẽ làm giảm sự biến động của thị trường và đầu cơ cực đoan trong bối cảnh khu vực này đang chuyển đổi khỏi nguồn cung cấp khí đốt của Nga. EU cũng đang cân nhắc về việc mua khí đốt chung và chia sẻ bắt buộc giữa các nước thành viên để đối phó với tình trạng thiếu hụt tiềm năng.

Bộ trưởng Năng lượng Qatar, người đứng đầu tập đoàn xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thuộc sở hữu nhà nước QatarEnergy, cảnh báo rằng sự can thiệp của các chính phủ sẽ khiến các nhà sản xuất và nhà đầu tư khó hoạch định chiến lược kinh doanh hơn. Cuối cùng, EU có thể tự làm tổn thương mình bằng cách gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu vật chất trên thị trường toàn cầu.

Ông Al Kaabi lưu ý EU có thể gặp khó khăn trong việc nạp đầy khí đốt cho các kho dự trữ trong tương lai, tùy thuộc vào thời tiết sẽ khắc nghiệt như thế nào cũng như cách thức nền kinh tế của họ đối phó với khủng hoảng năng lượng.

Thị trường năng lượng châu Âu, vốn chịu áp lực từ năm 2020 do hậu quả của đại dịch COVID-19, đã rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

EU phản đối chiến dịch trên bằng cách cắt đứt quan hệ thương mại với Moskva, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Trước khi xảy ra xung đột, đường ống dẫn khí đốt tương đối rẻ của Nga đã chiếm thị phần lớn tại thị trường EU. Các nhiên liệu hóa thạch khác của Nga như dầu và than đá cũng đóng vai trò quan trọng trong thị trường của EU.

Các nước EU đang nỗ lực xây dựng cơ chế áp giá trần giá khí đốt tự nhiên để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có do việc giảm nhập khẩu từ Nga, trước đây là nhà cung cấp lớn nhất của khối. Trong năm qua, tỷ trọng của Nga trong nhập khẩu khí đốt của EU đã giảm còn 9% trong tháng 10 vừa qua, từ mức 36% cùng kỳ năm ngoái.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, Nga hiện là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới. Truyền thông dự đoán giới hạn giá có thể được đặt ở mức 60 USD/thùng thay vì mức giá hiện tại là khoảng 90 USD. Đáp lại, Điện Kremlin tuyên bố không bán các sản phẩm dầu mỏ cho những nước áp đặt giá trần lên Nga.

Đáng chú ý, 80 - 90% dầu thô của Nga vẫn có thể tiếp tục lưu thông sau ngày 5/12 bất chấp cơ chế áp giá trần của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) lên dầu của Nga bắt đầu có hiệu lực. Theo hãng tin Reuters, với số lượng tàu chở dầu và dịch vụ vận chuyển có sẵn của Nga và các nước châu Á, dầu của Nga vẫn có thể giao dịch mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại