Prudential đang ôm trái phiếu những doanh nghiệp nào?
Hàng nghìn tỷ đồng được Prudential Việt Nam sử dụng để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Việc các công ty bảo hiểm mang tiền đi đầu tư tài chính không còn lạ lẫm. Tuy nhiên, phần lớn sẽ đầu tư vào các sản phẩm ít rủi ro như gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh, trái phiếu địa phương…
Thông thường các công ty bảo hiểm cũng sẽ mang một phần nhỏ tiềng đầu tư mạo hiểm với mong muốn lãi cao hơn như đầu tư chứng khoán, trái phiếu. Báo cáo tài chính cho thấy, khoản tiền Prudential đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Kết hợp với việc nhiều đơn từ tố cáo của người dân liên quan đến việc tiền gửi của dân biến thành các hợp đồng bảo hiểm, thậm chí các khoản đầu tư trái phiếu càng khiến nhà đầu tư chú ý. Báo cáo tài chính riêng năm 2022 ghi nhận tổng giá trị đầu tư trái phiếu doanh nghiệp từ các quỹ liên kết đơn vị và khác quỹ liên kết đơn vị lên đến 15.435 tỷ đồng.
Tính ra, chưa kể các khoản đầu tư khác, riêng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp (15.435 tỷ đồng) và cổ phiếu (11.547 tỷ đồng) đã lên đến 26.982 tỷ đồng. Trong khi đó, Prudential có vốn điều lệ gần 6.400 tỷ đồng, khoản đầu tư này đã hơn gấp 4 lần vốn điều lệ doanh nghiệp. Còn tính trên tổng tài sản 161.750 tỷ đồng, thì khoản đầu tư này cũng chiếm khoảng 16,6% tổng tài sản.
Mặc dù khoản đầu tư rất lớn, thế nhưng Prudential lại không nêu cụ thể đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nào. Trong khi đó, hàng loạt những doanh nghiệp chậm thanh toán lãi, thậm chí cả gốc trái phiếu diễn ra liên tục, càng khiến người mua bảo hiểm như ngồi trên đống lửa.
Trong số những khoản đầu tư trái phiếu của Prudential, có 2 lô trái phiếu của Tổng Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Việt Nam (Becamex – mã chứng khoán BCM), tổng giá trị 1.250 tỷ đồng. Xét về quy mô nợ trái phiếu, Prudential là chủ nợ lớn thứ 2 của Becamex.
Bản thân Becamex cũng đang trong bối cảnh tình hình kinh doanh quý 1 không được thuận lợi, doanh thu giảm gần một nửa và lợi nhuận sau thuế chỉ bằng 19% cùng kỳ, tương ứng 74 tỷ đồng. Năm 2020 trở lại đây, lợi nhuận của Becamex đều giảm mạnh.
Becamex cũng đang chìm trong nợ nần. Tính đến 31/3/2023, tổng nợ phải trả của Becamex hơn 30.600 tỷ đồng trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 5.600 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 10.800 tỷ đồng. Tổng nợ tài chính của Becamex 16.400 tỷ đồng, trong đó có gần 10.000 tỷ đồng nợ trái phiếu (hơn 900 tỷ đồng trái phiếu dài hạn đến hạn trả và gần 9.000 tỷ đồng trái phiếu dài hạn).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận