menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quách Dũng

PMI tháng 5 đạt 54.7 điểm, tăng trưởng sản lượng đạt mức cao của 13 tháng

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (Purchasing Managers’ Index - PMI) ngành sản xuất Việt Nam tăng lên 54.7 điểm trong tháng 5, so với 51.7 điểm của tháng 4, cho thấy mức cải thiện đáng kể của sức khỏe lĩnh vực tư nhân vào thời điểm giữa quý 2. Trên thực tế, các điều kiện kinh doanh đã cải thiện thành mức tốt nhất trong hơn 1 năm.

PMI tháng 5 đạt 54.7 điểm, tăng trưởng sản lượng đạt mức cao của 13 tháng

Sản lượng ngành sản xuất tiếp tục phục hồi từ tình trạng suy giảm do đại dịch được ghi nhận hồi tháng 3, khi tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 5. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng là mạnh và nhanh nhất kể từ tháng 4/2021.

Nguyên nhân tăng sản lượng do tăng số lượng đơn đặt hàng mới, đây là chỉ số đã tăng với tốc độ đáng kể và nhanh ở mức tương tự trong tháng 5 khi nhu cầu khách hàng cải thiện. Tăng trưởng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng nhanh hơn, nhưng yếu hơn mức tăng tổng số lượng đơn đặt hàng mới khi biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc Đại lục làm hạn chế nhu cầu quốc tế.

Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng đồng nghĩa các công ty tiếp tục phải xây dựng lại đội ngũ nhân viên vào thời điểm giữa quý 2. Việc làm đã tăng tháng thứ hai liên tiếp, và tốc độ tăng là mạnh và nhanh nhất kể từ tháng 4/2021.

Hoạt động mua hàng cũng tăng để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng, và tốc độ tăng nhanh hơn thành mức cao của 3 tháng. Mặc dù mua hàng hóa đầu vào tăng mạnh, tồn kho hàng mua tiếp tục giảm khi hàng hóa đầu vào đã được dùng trong quá trình sản xuất. Tồn kho hàng hóa trước sản xuất giảm tháng thứ hai liên tiếp, mặc dù mức giảm nhẹ.

Tồn kho thành phẩm cũng giảm, và đây là lần giảm thứ ba liên tiếp khi hàng tồn kho được sử dụng để đáp ứng các đơn hàng. Mức giảm nằm trong hai mức giảm mạnh nhất trong 10 tháng.

Tốc độ lạm phát vẫn tăng mặc dù có một số dấu hiệu chậm lại trong tháng 5. Cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng với tốc độ chậm nhất trong 3 tháng, nhưng trong cả hai trường hợp, lạm phát vẫn nằm trên xu hướng chung của lịch sử chỉ số. Chi phí dầu và khí đốt tăng, cùng với mức tăng phí vận chuyển cũng tạo thêm áp lực cho lạm phát. Để bù đắp, các công ty đã chuyển gánh nặng giá cả sang cho khách hàng.

Ngoài việc kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu, một ảnh hưởng khác mà các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc Đại lục gây ra cho ngành sản xuất Việt Nam là tình trạng chậm trễ trong khâu nhận hàng hóa đầu vào. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp kéo dài với mức độ trầm trọng hơn so với tháng 4. Những khó khăn trong chuỗi cung ứng cũng do những vấn đề trong khâu vận chuyển hàng quốc tế gây ra.

Niềm tin không còn gián đoạn sản xuất do đại dịch trong năm tới đã hỗ trợ cho mức độ lạc quan về sản lượng, và tâm lý kinh doanh đã tăng tháng thứ hai liên tiếp thành mức cao nhất kể từ tháng 1.

Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nói:

"Các nhà sản xuất Việt Nam ngày càng có thể hoạt động bình thường hơn khi tình trạng gián đoạn do đại dịch dần mất đi, tháng 5 đã chứng kiến mức tăng mạnh của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới, từ đó làm tăng việc làm và hoạt động mua hàng. Cũng có niềm tin ngày càng tăng rằng các công ty sẽ không tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn do COVID-19.

Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa ở Trung Quốc Đại lục đã ảnh hưởng lên ngành sản xuất theo hai cách chính - hạn chế nhu cầu hàng xuất khẩu và tiếp tục làm thời gian giao hàng bị kéo dài. Do đó, các công ty hy vọng hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc Đại lục có thể sớm bình thường trở lại, từ đó tiếp tục thúc đẩy phục hồi sản xuất ở Việt Nam".

PMI tháng 5 đạt 54.7 điểm, tăng trưởng sản lượng đạt mức cao của 13 tháng

Cả sản lượng và việc làm đều tăng trở lại trong tháng 4, sau khi giảm trong tháng 3. Trong cả hai trường hợp, các công ty được hưởng lợi từ tình trạng giảm số ca nhiễm COVID-19, sau khi đạt đỉnh trong tháng 3. Tình hình đại dịch cải thiện cho phép nhân viên quay lại làm việc, trong khi có nhiều hoạt động tuyển dụng mới. Tốc độ tạo việc làm nhanh nhất trong một năm.

Năng lực sản xuất tăng giúp các công ty tăng sản lượng và tận dụng được lực cầu khách hàng đang tăng. Sản lượng đã tăng lần thứ sáu trong bảy tháng qua.

Trong khi số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong tháng 4, tốc độ tăng chậm lại thành mức yếu nhất trong thời kỳ tăng kéo dài bảy tháng hiện nay. Tình trạng giá cả tăng và nguyên vật liệu khan hiếm đã hạn chế đà tăng. Tình hình tương tự với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới khi tốc độ tăng của chỉ số này cũng chậm lại. Trong trường hợp xuất khẩu, những hạn chế do COVID-19 ở Trung Quốc Đại lục là một phần nguyên nhân dẫn đến giảm tốc độ tăng.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm hơn và lực lượng nhân công tăng giúp các công ty có thể giải quyết tốt khối lượng công việc, và lần đầu tiên trong ba tháng đã có thể giảm lượng công việc tồn đọng.

Chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh, với tốc độ tăng nhanh thứ nhì trong 11 năm. Những hạng mục tăng giá là cước vận tải, khí đốt, xăng dầu. Để bù đắp, các nhà sản xuất đã tăng nhanh giá bán hàng, và tốc độ tăng giá là nhanh nhất trong năm tháng.

Thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài khi những hạn chế liên quan COVID-19 ở Trung Quốc Đại lục và chiến tranh ở Ukraine đã ảnh hưởng đến khả năng mua hàng hóa đầu vào của các công ty. Tuy nhiên, mức độ kéo dài thời gian giao hàng là ít đáng kể nhất trong một năm khi tình hình đại dịch ở Việt Nam cải thiện.

Những vấn đề về nguồn cung nguyên vật liệu góp phần làm tồn kho hàng mua trong tháng 4 giảm lần đầu tiên trong bốn tháng, mặc dù hoạt động mua hàng tăng bảy tháng liên tiếp. Trên thực tế, hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng nhanh hơn so với tháng 3, do số lượng đơn đặt hàng mới tăng.

Tồn kho thành phẩm cũng giảm, nguyên nhân do việc sử dụng hàng tồn kho để đáp ứng yêu cầu bán hàng, đồng thời sản xuất bị hạn chế do thiếu hụt nguyên vật liệu.

Cuối cùng, niềm tin kinh doanh đã tăng vào đầu quý 2 và đạt trên mức trung bình của lịch sử chỉ số. Tình trạng cải thiện gần đây của đại dịch ở Việt Nam và hy vọng COVID-19 được kiểm soát được coi là nguyên nhân dẫn đến những kỳ vọng tích cực, trong khi các công ty cũng kỳ vọng nhu cầu sẽ mạnh lên và những khó khăn của nguồn cung sẽ giảm bớt.

Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global, nói: “Tốc độ giảm nhanh chóng các ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam đã giúp sản lượng và việc làm tăng trở lại trong tháng 4, khi các điều kiện kinh doanh trở nên bình thường hơn. Điều này dẫn đến hy vọng ngành sản xuất sẽ duy trì được thời kỳ khôi phục và tăng trưởng.

Điểm đặc biệt khích lệ là các công ty báo cáo việc làm tăng nhanh nhất trong vòng một năm, nhờ hoạt động tuyển dụng mới và công nhân trở lại nhà máy khi tình hình dịch bệnh cải thiện, vấn đề ảnh hưởng nặng nề đến năng lực sản xuất những tháng gần đây.

Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố cản trở tốc độ tăng trưởng, đáng kể nhất là những khó khăn do đại dịch tiếp tục tồn tại ở Trung Quốc Đại lục và giá cả tăng mạnh. Những vấn đề này ảnh hưởng đến cả cung và cầu vào đầu quý 2 và có thể hạn chế tăng trưởng trong những tháng tới”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Yêu thích
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại