menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thu Thuỷ TVI Pro

Phương pháp phân tích cơ bản dành cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán

Phân tích cơ bản chứng khoán là phương pháp phổ biến thường được sử dụng bởi những nhà đầu tư giá trị, hay đầu tư dài hạn để xác định các cổ phiếu được định giá tốt và có triển vọng tăng trưởng.

1. Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp đo lường giá trị nội tại của chứng khoán bằng cách xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiện tại và triển vọng phát triển của công ty trong tương lai.

2. Các yếu tố cần quan tâm khi thực hiện phân tích cơ bản

Khi phân tích cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ xem xét bất kỳ yếu tố nào liên quan đến tình hình kinh tế và hoạt động của một công ty, gồm những con số như doanh thu và lợi nhuận, và cả các yếu tố để đánh giá chất lượng quản lý của công ty. Các yếu tố đó bao gồm: yếu tố định tính, yếu tố định lượng, câu chuyện đằng sau mỗi cổ phiếu, các chỉ số phân tích cơ bản.

2.1. Yếu tố định tính

Dưới đây là các yếu tố định tính chính của công ty mà các nhà phân tích cơ bản chứng khoán cần xem xét để đánh giá chất lượng của công ty:

Mô hình kinh doanh: xác định xem doanh nghiệp đang làm gì để tạo ra doanh thu.
Lợi thế cạnh tranh: Thành công lâu dài của một công ty chủ yếu nhờ vào lợi thế cạnh tranh và khả năng giữ vững lợi thế đó. Các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn sẽ dễ dàng vượt qua các đối thủ để tăng trưởng và thu lợi nhuận.
Đội ngũ quản lý công ty: Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để nhà phân tích cơ bản quyết định xem có nên đầu tư vào công ty không. Bạn cần xem họ là ai, kinh nghiệm làm việc của họ, trình độ học vấn cũng như trình độ điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu xem, đội ngũ quản lý do liên quan đến vấn đề pháp lý hay kiện tụng hay không.
Đạo đức kinh doanh: Đội ngũ quản lý có dính líu đến các hành vi lừa đảo, hối lộ hoặc kinh doanh không đúng đắn hay không.
Điều hành doanh nghiệp: Công ty có hoạt động minh bạch không, đội ngũ quản lý có dính líu đến các hành vi vi phạm pháp luật không. Đặc biệt, bạn cũng cần tìm hiểu xem ban quản lý có tôn trọng quyền cổ đông và lợi ích của cổ đông hay không.
Lương nội bộ: Đội ngũ quản lý được đãi ngộ như thế nào so với các công ty đối thủ cạnh tranh. Họ nhận nhiều lương thưởng và đưa ra các quyết định chia cổ tức có lợi cho họ hay có lợi cho cổ đông.
Chính trị và các mối quan hệ: Đội ngũ quản lý có mối quan hệ gì với các cấp chính quyền hay có xuất hiện chung với những người lãnh đạo cấp quốc gia, tỉnh, thành phố hay không.
Phong cách sống: Đội ngũ quản lý có thường thể hiện về sự giàu có của mình hay không. Họ sử dụng tiền của công ty để làm việc đó hay đó là thu nhập của họ.
Giao dịch nội bộ hoặc giao dịch của cổ đông lớn: Các cổ đông lớn có mua vào hay bán ra cổ phiếu hay không. Đội ngũ quả lý và người nội bộ, hoặc cổ đông lớn, là những người hiểu rõ nhất tình hình của công ty. Động thái mua vào hoặc bán ra của họ có thể cho bạn thấy họ đang nghĩ gì về tương lai của công ty đó.

2.2. Yếu tố định lượng

Doanh thu: Công ty kiếm tiền bằng cách nào? Đâu là nguồn doanh thu chính? Liệu ngành này có triển vọng trong tương lai không?

Doanh thu 12 tháng gần nhất là bao nhiêu, xếp hạng thứ mấy trong ngành và tốc độ tăng trưởng là bao nhiêu?

Chi phí: Các nguồn chi phí chính của công ty là gì? Một công ty nên dành các nguồn chi phí chính cho việc trực tiếp tạo ra doanh thu. Nếu phần lớn chi phí không dùng cho việc tạo ra doanh thu, bạn nên xem xét lại mục đích chi tiêu của công ty có hợp lý không.
Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần còn lại sau khi lấy doanh thu trừ chi phí. Lợi nhuận ròng chính là phần sinh lời thực tế, công ty có thể dùng để tái đầu tư hoặc chia cho cổ đông.
Phương pháp phân tích cơ bản dành cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán
Các yếu tố định lượng khác bạn có thể xem xét như: các khoản nợ, tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu và khả năng trả nợ của công ty; hoặc xem xét các công ty có dành tiền cho nghiên cứu và phát triển các dự án mới không, số tiền này là bao nhiêu so với tổng chi phí, lợi nhuận.

2.3. Câu chuyện đăng sau mỗi cổ phiếu

Ngoài các tin tức về thị trường chứng khoán, việc quan sát và theo dõi các tin tức chung về kinh tế, tài chính cũng giúp ích cho bạn trong việc có thêm cơ sở để lựa chọn cổ phiếu khi phân tích và đầu tư chứng khoán.

Ví dụ: Ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng luôn rất cao. Nếu bạn thường xuyên theo dõi tin tức, bạn sẽ nắm bắt được những thời điểm mà nhu cầu đối với một số sản phẩm và hàng hóa nhất định sẽ tăng đột biến. Từ đó, bạn có thể suy ra, với sự gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm, một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đó sẽ ăn nên làm ra.

Kiểu phân tích cơ bản chứng khoán trên trên tạo nên một "câu chuyện" đằng sau cổ phiếu, giúp bạn có thêm cơ sở để cân nhắc xem có nên mua vào cổ phiếu đó không.

Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét cẩn thận các lập luận của mình. Bạn có thể là người tiêu dùng rất tiềm năng của các hãng bánh ngọt và xe hơi, nhưng điều đó không có nghĩa là người tiêu dùng nào cũng thích như bạn. Vì vậy, sau khi đã nghiên cứu và đưa ra lập luận một cách định tính, bạn nên phân tích các thông cáo báo chí và báo cáo trình bày của các doanh nghiệp bạn quan tâm để có thêm cơ sở khi phân tích cơ bản chứng khoán.

2.4. Các chỉ tiêu phân tích cơ bản cần quan tâm

Phân tích cơ bản sẽ cần xem xét trên nhiều yếu tố, bao gồm cả doanh thu, quản lý tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như lãi suất. Dưới đây là các công cụ và chỉ số quan trọng mà bạn cần xem xét khi đánh giá cổ phiếu bằng phương pháp này.

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earnings per share - EPS)

EPS là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu, được tính bằng lợi nhuận của công ty chia cho số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của công ty đó. Chỉ số này là một trong những số liệu quan trọng nhất được sử dụng để xác định lợi nhuận của một công ty.

Chỉ số này càng cao thì mức lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được càng lớn. Nó được dùng để so sánh chỉ số thu nhập qua các kỳ báo cáo của cùng một công ty.

Không nên so sánh EPS giữa các công ty với nhau vì một công ty có thể lựa chọn số cổ phiếu lưu hành khác nhau, quy mô công ty khác nhau nên sự so sánh này không có ý nghĩa.

P/E (Price to Earnings)

Đây là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu so với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).

Ý nghĩa của chỉ số này thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư cho rằng P/E càng thấp thì giá cổ phiếu càng rẻ nên mua vào. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu lý do đằng sau chỉ số P/E.

P/E thấp do giá cổ phiếu rẻ hay vì mô hình kinh doanh của công ty chưa hợp lý và đang xuống dốc.

Ngược lại P/E cao do cổ phiếu định giá quá đắt hay vì công ty có triển vọng kinh doanh tốt, và được các nhà đầu tư đánh giá cao.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE)

ROE được coi là thước đo khả năng sinh lời của một công ty và mức độ hiệu quả của nó trong việc tạo ra lợi nhuận. Chỉ số ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lãi.

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng càng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

Vì vậy, hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

P/B (Price to Book)

P/B là tỷ số giữa giá thị trường của cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của nó. Giá trị ghi sổ sẽ bằng tổng giá trị của tài sản trừ đi các khoản nợ và khấu hao. Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.

Nếu tỷ lệ P/B < 1, thì cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị ghi sổ.

Nếu tỷ lệ này > 1, thì cổ phiếu đang được định giá cao.

P/S (Price to Sales)

Chỉ số P/S (Price to Sales) là chỉ số cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho một đồng doanh thu trên một cổ phiếu.

P/S dựa trên doanh thu và nhằm xác định xem doanh thu được đánh giá cao như thế nào.

Hệ số này càng cao thì giá trị được đánh giá từ doanh thu càng lớn. Hệ số này phát huy hiệu quả trong việc định giá các cổ phiếu tăng trưởng chưa mang lại lợi nhuận hoặc phải chịu thua lỗ tạm thời.

Tỷ lệ chi trả cổ tức

Tỷ lệ chi trả cổ tức là tỷ lệ của tổng số tiền cổ tức chi trả cho các cổ đông trên thu nhập ròng của công ty.

Tỷ lệ chi trả cổ tức là phần trăm thu nhập trả cho cổ đông dưới dạng cổ tức. Số tiền không được trả cho các cổ đông được công ty giữ lại để trả nợ hoặc tái đầu tư vào các hoạt động cốt lõi.

Tỷ lệ chi trả cổ tức cho thấy một công ty trả bao nhiêu tiền cho các cổ đông so với số tiền họ đang giữ để tái đầu tư tăng trưởng, trả nợ hoặc thêm vào lợi nhuận giữ lại.

3. Làm thế nào để trau dồi kỹ năng phân tích cơ bản ?

Phân tích cơ bản hỗ trợ NĐT đánh giá giá trị hiện tại của mã chứng khoán và kỳ vọng giá trong tương lai của một cổ phiếu. Vậy làm thế nào để các nhà đầu tư mới tham gia đầu tư chứng khoán trau dồi được kỹ năng phân tích cơ bản.

3.1. Đọc sách

Tỷ phú Warren Buffett là một trong những nhà đầu tư giá trị nổi tiếng nhất thế giới, là người khuyến khích nhà đầu tư nên thực hiện phân tích cơ bản.

Nếu bạn đang đầu tư cổ phiếu dài hạn hay theo chiến lược đầu tư giá trị, bạn có thể ứng dụng phương pháp này để đầu tư hiệu quả bằng cách đọc những cuốn sách viết về phương pháp đầu tư này: Nhà đầu tư thông minh, phương pháp đầu tư Warren Buffet.

3.2. Khóa học phân tích cơ bản

Khóa học giúp bạn đo lường rủi ro kinh tế, phân tích thực tế, định giá doanh nghiệp và cổ phiếu tiềm năng - hướng dẫn bạn trở thành Nhà đầu tư giá trị bền vững:

- Hiểu tin tức vĩ mô: Phân tích, đánh giá những yếu tố vĩ mô quan trọng nhất đối với thị trường chứng khoán.Không lan man, không để tin tức lấn át lý trí.

- Phân tích thực chiến, điểm nhấn của các ngành nghề nổi bật

- Đọc hiểu Báo cáo tài chính: Hiểu mối liên hệ giữa BCTC với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và ứng dụng phân tích đánh giá doanh nghiệp vào các ngành kinh doanh.

Phương pháp phân tích cơ bản dành cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thu Thuỷ TVI Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả