Phục hồi mạnh mẽ, khai khoáng và dầu khí trở thành những 'cỗ máy in tiền'
Các “ông lớn” trong lĩnh vực khai khoáng và dầu khí kiếm được hàng tỉ đô la lợi nhuân nhờ giá cả hàng hóa phục hồi đáng kinh ngạc sau cao trào khủng hoảng đại dịch Covid-19 năm ngoái.
Ngành khai khoáng phất lên phơi phới
Chỉ hơn 5 năm trước, Tập đoàn khai khoáng Anglo American (Anh) gặp khó khăn tứ bề vì thị trường hàng hóa ảm đạm, khiến tập đoàn này hủy chia cổ tức và công bố kế hoạch đóng cửa các mỏ khoáng sản, cắt giảm hàng nghìn công nhân. Giữa lúc tìm cách huy động nguồn vốn mới khẩn cấp, vốn hóa thị trường của Anglo American giảm về dưới 3 tỉ đô la Mỹ.
Nhưng trong tuần này, Giám đốc điều hành Anglo American, Mark Cutifani công bố tập đoàn của ông đạt mức lợi nhuận kỷ lục 5,2 tỉ đô la trong nửa đầu năm nay, tăng 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức lợi nhuận khởi sắc nhờ đà tăng giá mạnh mẽ của quặng sắt và và các mặt hàng khoáng sản khác, ông quyết định chi 4,1 tỉ đô để trả cổ tức cho các cổ đông.
Những nhà đầu tư mạo hiểm mua cổ phiếu của Anglo American vào thời điểm khó khăn cách đây 5 năm đang chứng kiến mức lãi tăng 14 lần khi vốn hóa thị trường của tập đoàn này tăng vọt lên 55 tỉ đô la.
“Giá cả hàng hóa cao rất quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi không nghĩ thị trường hàng hóa lại khởi sắc như vậy”, Cutifani nói.
Anglo American chỉ là một trong số nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên thiên từ các công ty khai khoáng, dầu khí, sản xuất thép ...đang tưởng thưởng cho cổ đông nhờ giá cả hàng hóa nguyên vật liệu thô tăng cao.
Ngành khai khoáng và dầu khí, vốn bị giới nhà đầu tư chỉ trích vì góp phần gây ra biến đổi khí hậu và chi tiền phung phí vào các dự án lớn, lại đang là những cổ cỗ máy kiếm tiền tuyệt vời.
Đà phục hồi kinh tế từ mạnh mẽ từ đợt suy thoái vì tác động của Covid-19 năm ngoái đã thúc đẩy cơn tăng giá bùng nổ ở khắp các mặt hàng nguyên vật liệu thô khi người tiêu dùng từ bỏ các kỳ nghỉ, ăn uống nhà hàng nhưng lại chi tiêu mạnh để mua hàng hóa vật chất từ máy sưởi cho đến các mẫu tivi hiện đại nhất. Các chính phủ hỗ trợ cho đà tăng giá này khi họ chi hàng trăm tỉ đô la cho các dự án cơ sở hạ tầng sử dụng nhiều vật liệu.
Chỉ số hàng hóa giao ngay Bloomberg, một rổ gồm gần hai chục nguyên liệu thô, đã tăng lên mức cao nhất trong 10 năm trong tuần này và tiến sát mức kỷ lục được thiết lập vào năm 2011. Dầu thô Brent phục hồi về mức trên 75 đô la/ thùng, giá đồng quay trở lại mức 10.000 đô la / tấn, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đang ở mức cao nhất từ trước đến nay trong mùa hè này và giá thép đang ở mức cao chưa từng thấy. Giá các mặt hàng nông nghiệp như bắp, đậu nành và lúa mì cũng lên mức cao nhất trong nhiều năm.
Joe Gorder, Giám đốc điều hành của Valero Energy (Mỹ), một trong những nhà lọc dầu lớn nhất thế giới, cho biết: “Nhu cầu tiếp tục được cải thiện khi tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 ngày càng tăng trên toàn cầu”. Ngay cả những mặt hàng hết thời từ lâu như than nhiệt lượng cao, cũng đang hồi sinh trong năm 2021. Than, được đốt trong các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện, đang giao dịch ở mức giá cao nhất trong 10 năm.
Dù gây ấn tượng nhưng lợi nhuận của Anglo American vẫn kém so với các đối thủ lớn hơn là Rio Tinto (Anh-Úc) và Vale (Brazil). Trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của Rio Tinto, nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới, tăng gấp đôi lên 12,2 tỉ đô la, vì vậy, tập đoàn quyết định chi trả cổ tức đến 9,1 tỉ đô la. Chỉ riêng trong quí 2, Vale lãi gần 7,6 tỉ đô la. Hai công ty này vừa thông báo chi trả cổ tức tổng cộng 17 tỉ đô la vào tuần trước.
Các “ông lớn” dầu khí hồi sinh mạnh mẽ
Các “ông lớn” dầu khí toàn cầu cũng đang phục hồi mạnh mẽ sau cú hồi sự sụp đổ giá lịch sử vào đầu năm 2020, khiến giá các hợp đồng tương lai của dầu Tây Texas ở Mỹ giá giảm về dưới mức zero. Với giá dầu, khí đốt và hóa chất đang tăng mạnh, Exxon Mobil, Chevron, Shell, Total kiếm được lợi nhuận trong quí 2 tương đương các mức trước đại dịch. Năm ngoái, do thu lỗ đến 21,7 tỉ đô la, Shell (Anh-Hà Lan) buộc phải lần đầu tiên cắt giảm cổ tức kể từ chiến tranh thế giới thứ 2.
Nhờ dòng tiền mạnh mẽ và lợi nhuận phục hồi về mức 5,5 tỉ đô la trong quí 2, Shell quyết định chi thêm 2 tỉ đô la để mua cổ phiếu quỹ và tăng chia cổ tức. “Chúng tôi muốn tạo cho thị trường niềm tin răng chúng tôi đang có dòng tiền dồi dào”, Ben van Beurden, Giám đốc điều hành Shell, nói.
Chevron (Mỹ) và Total (Pháp) cũng đã thông báo chương trình mua cổ phiếu quỹ trị giá hàng tỉ đô la. Trong quí 2, lợi nhuận của Chevron đạt 3,3 tỉ đô la, phục hồi mạnh so với mức lỗ 2,9 tỉ đô la vào cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, con số lợi nhuận của Total và Exxon Mobil (Mỹ) trong quí vừa qua lần lượt là 3,5 tỉ và 4,7 tỉ đô la.
Và lần đầu tiên, các nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới không chỉ có khả năng hấp thụ mà còn có thể chuyển chi phí sang cho khách hàng. Phần lớn thập kỷ qua ngành công nghiệp thép chìm ngập trong khủng hoảng nhưng giờ đây đã có thể tưởng thưởng cho cổ đông. Cách đây 5 năm, do kinh doanh thua lỗ ArcelorMittal (Luxembourg), nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc, buộc phải bán cổ phần ở một công ty liên kết và hủy chia cổ tức.
Nhưng trong tuần qua, tập đoàn này công bố kết quả kinh doanh quí 2 tốt nhất kể từ năm 2008 với mức lãi ròng 4 tỉ đô la. ArcelorMittal cũng thông báo chương trình mua cổ phiếu quỹ 2,2 tỉ đô la để hỗ trợ giá cổ phiếu. Giá cả hàng hóa đắt đỏ là động lực chính đằng sau sự xoay chuyển tích của các tập đoàn khai thác kinh doanh tài nguyên trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, các cải cách cấu trúc cũng đóng góp cho sự cải thiện lợi nhuận của họ. Trong những năm gần đây, các tập đoàn khai khoáng và dầu mỏ đã cắt giảm chi tiêu quyết liệt ở các dự án mới, dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung.
Các tập đoàn khai khoáng hạn chế đầu tư trong giai đoạn 2015-2016 do các nhà đầu tư yêu cầu họ siết chặt kỷ luật tài chính hơn nữa. Các tập đoàn dầu khí hành động tương tự vào năm ngoái và một số công ty năng lượng lớn cũng thông báo cắt giảm chi tiêu hơn nữa trong năm 2021.
Kết quả là trong khi nhu cầu tăng mạnh, nguồn cung lại thiếu hụt, ít nhất là vào thời điểm hiện tại. Các “ông lớn” dầu khí cũng được hưởng từ quyết định cắt giảm mức sản lượng chưa có tiền lệ của liên minh OPEC + bao gồm các thành viên thuộc Tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu bên ngoài OPEC do Nga dẫn đầu.
Liệu cơn bùng nổ của ngành công nghiệp tài nguyên có thể kéo dài hay không vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi gay gắt. Nhiều nhà đầu tư lo ngại biến đổi khí hậu sẽ khiến tương lai dài hạn của ngành công nghiệp tài nguyên khó đoán hơn. Họ cũng lo lắng về xu hướng các lãnh đạo doanh nghiệp khai khoáng và dầu khí phê duyệt các dự án tốn kém vào thời kỳ đỉnh cao của chu kỳ tăng giá. Các lãnh đạo ngành công nghiệp khai khoáng cũng lo nhu cầu của Trung Quốc sẽ giảm xuống, khiến giá cả hàng hóa nguyên liệu thô, đặc biệt là quặng sắt giảm mạnh. Nhưng tình trạng thiếu đầu tư hiện tại có thể hỗ trợ các hàng hóa khác như như đồng và dầu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận