24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

"Phòng tuyến sông cầu" tỷ giá?

Khi FED rục rịch tăng lãi suất, những người kinh doanh ở Sài Gòn đã đánh hơi rất nhanh. Không ít trong số họ đặt vé máy bay đi du lịch nước ngoài, không chỉ cho mình mà cả gia đình, và chỉ vài ngày sau hủy vé! Đơn giản, họ chỉ cần tấm vé đó để ra ngân hàng mua đô, đi ba ngân hàng mỗi người mua được 15.000 USD.

Quan sát tỉ giá trong thời gian qua, chỉ cần mua đô và bán thì phần chênh lệch cũng đã khá khẩm. Nhưng họ sẽ không bán ngay vì kỳ vọng vào việc đồng VND sẽ còn mất giá thêm nữa. Nắm USD cũng là một cách để giữ giá trị tài sản của mình trong thời buổi khó khăn hiện tại.

Động thái tưởng là nhỏ nhặt đó cũng góp phần khiến cho đồng USD trở nên “khan hiếm hơn” trên thị trường Việt Nam. Chênh lệch lãi suất sau khi FED tăng lãi suất mạnh mẽ đã khiến cho dòng vốn rút khỏi các thị trường mới nổi. Đô càng khan hiếm, tỷ giá càng được đẩy lên cao khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung, nội tệ mất giá.

Ngân hàng Nhà nước đã phải bán ra hàng chục tỷ USD nhằm níu kéo tỷ giá. Và đó là một sự đánh đổi khá lớn.

Cứ một tỷ USD được bán ra là có ít nhất ba lần con số 25.000 tỷ VND được thu vào (giả định số nhân tiền của các ngân hàng là 3 lần) và điều này khiến cho cung tiền giảm mạnh, hệ quả là các ngân hàng thương mại mất cơ hội cho vay.

Những trấn an về “Phòng tuyến sông Cầu” dường như đã không làm an lòng nhà đầu tư.

Một trong những bảo bối của các quốc gia là dự trữ ngoại hối (FR), công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để bảo vệ tỷ giá, tạo ra thanh khoản trên thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô. Dự trữ càng cao, hiệu lực bảo vệ càng lớn, vì thế các nước tăng dự trữ lên, và FR trở thành yếu tố đánh giá vĩ mô quan trọng nhất, xếp trên cả cán cân thanh toán BOP). FR chính là cái rốn kết nối thị trường ngoại tệ và thị trường tiền tệ trong nước và ngân hàng trung ương thường can thiệp vào thị trường bằng cách mua vào hay bán ra để hỗ trợ cho tỷ giá hối đoái cố định.

Nếu như dòng vốn tiếp tục vốn tháo chạy, dự trữ cạn kiệt, tỷ giá sẽ không thể giữ được cố định, thay vào đó là thả nổi, và do cầu quá lớn, tỷ giá sẽ bùng lên (overshooting), nền kinh tế sẽ bị xáo trộn, nếu không muốn nói là lâm vào khủng hoảng.

Tự do hóa tài chính khiến cho dòng vốn dễ đến và dễ đi hơn. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam một thời liên tục tăng cao nhờ có được từ Tài khoản vốn (KA) và Cán cân vãng lai (CA). Trong khi CA có tính bền vững thì CA như con bướm đậu cành hoa, dễ đến dễ đi, vì thế bắt trend rất lẹ.

Bán ngoại tệ ra nhiều một mặt làm giảm dự trữ ngoại hối mặt khác hút tiền về khiến cho cảnh thắt chặt tiền tệ càng thêm nặng nề và lãi suất tăng lên là điều không thể tránh khỏi. Để giữ cho vững mục tiêu lạm phát ở mốc 4% năm nay quả là một sự đánh đổi rất lớn cho nền kinh tế và cho tăng trưởng.

Cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Trương Văn Phước cho rằng cứ cầm thanh gươm ra sông Cầu lập phòng tuyến Như Nguyệt là sẽ ổn. Nhưng Dự trữ ngoại hối lúc này có hình hài của lá chắn hơn là thanh kiếm để cố sức bảo toàn và bảo đảm thanh khoản. Vì thế, thanh gươm ông Phước muốn cầm thiếu đi chiếc cán, cho nên nếu một mình vung ra thì sẽ gây đau đớn cho mình, huống hồ ra giữa trận tiền!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả