menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Minh Thu.

Phố Wall bình tĩnh lạ thường về khả năng Mỹ vỡ nợ

Vì sao Phố Wall vẫn bình tĩnh trước nguy cơ Mỹ vỡ nợ và bao giờ tâm lý hoảng loạn sẽ xuất hiện?

Có rất nhiều cảnh báo nghiêm trọng về sự hỗn loạn và thảm họa kinh tế sẽ xảy ra nếu trần nợ của Mỹ không sớm được dỡ bỏ. Tuy nhiên, thị trường vẫn khá lạc quan về bi kịch Washington.

Các nhà phân tích cho biết Phố Wall đã xác định ngày X của riêng mình vào cuối tháng 5 và nếu không có chuyển động lớn nào trong Quốc hội vào thời điểm đó, thì họ cho rằng sẽ có một số biến động lớn trên thị trường.

Chuyện gì đang xảy ra: Hoa Kỳ đang cạn kiệt tiền và nếu Quốc hội không hành động để tăng hoặc đình chỉ giới hạn vay tự áp đặt của mình, thì quốc gia này có thể sớm vỡ nợ.

Đó thực sự là một vấn đề lớn. Theo lời của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, một vụ vỡ nợ sẽ gây ra “một thảm họa kinh tế”.

Một vụ vỡ nợ kéo dài sẽ xóa sạch khoảng 8,3 triệu việc làm và khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng 5 điểm phần trăm, các nhà kinh tế tại Nhà Trắng cho biết vào tuần trước. Họ cho biết ngay cả khi vỡ nợ ngắn hơn, nền kinh tế sẽ bị mất khoảng nửa triệu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 0,3 điểm phần trăm.

Theo Yellen, Bộ Tài chính có thể cạn kiệt tiền mặt và các biện pháp đặc biệt để thanh toán tất cả các nghĩa vụ của chính phủ ngay sau ngày 1/6. Đó là khoảng ba tuần kể từ bây giờ.

Tuần trước, Moody's Analytics cho biết Mỹ có thể đạt đến ngày vỡ nợ vào ngày 8/6, sớm hơn đáng kể so với dự đoán trước đó là ngày 18/8. Các ước tính khác, thận trọng hơn, đặt ngày X vào tháng 8.

Các nhà đầu tư dường như không hoảng loạn. Thị trường tăng cao hơn trong giao dịch sau giờ làm việc hôm 9/5 mặc dù có rất ít tiến triển đạt được đối với thỏa thuận nâng trần nợ trong cuộc họp kéo dài một giờ giữa Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo hàng đầu của quốc hội. Các chỉ số chính đã giảm nhẹ trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa vào hôm 10/5 trước báo cáo lạm phát CPI.

Phản ứng của thị trường: Có một vài lý do khiến các nhà đầu tư dường như phớt lờ thảm họa kinh tế tiềm tàng này.

Đầu tiên, họ có thể không tin rằng vỡ nợ sẽ thực sự xảy ra - trần nợ được thiết lập vào năm 1917 và kể từ đó, giới hạn này đã bị đình chỉ hoặc nâng lên hơn 100 lần, thường kèm theo kịch tính chính trị. Cuộc khủng hoảng trần nợ năm 2011 đã khiến Standard and Poor's lần đầu tiên trong lịch sử hạ xếp hạng nợ của Mỹ. Vào năm 2013, quốc gia này cũng đã vỡ nợ trong vòng vài ngày.

Tôi nghĩ thị trường chứng khoán Mỹ nói chung có cảm giác rằng những cảnh báo về trần nợ cũng giống như câu chuyện về cậu bé chăn cừu và bầy chó sói. Rắc rối sẽ được giải quyết vào phút chót, giống như trong quá khứ” Greg Valliere, trưởng bộ phận chiến lược chính sách Mỹ của AGF Investments nói.

"Nhưng lần này thì khác. Tôi cho rằng các thành viên Đảng Cộng hòa cứng rắn trong Hạ viện là yếu tố mới trong cuộc chiến trần nợ và việc thị trường lạc quan như hiện nay là không hợp lý", ông nói tiếp.

Thứ hai, các nhà đầu tư có thể đang nghiêm túc nhìn nhận cuộc khủng hoảng nhưng họ không biết nên phản ứng như thế nào. Đây là giả thuyết của ông Gustavo Schwenkler, Giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Leavey thuộc Đại học Santa Clara.

“Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề này. Không rõ thị trường chứng khoán sẽ phản ứng thế nào với sự kiện này bởi vì nó chỉ là điều chưa bao giờ xảy ra", ông nói.

Ông nói thêm rằng thị trường có thể phản ứng chậm lại trong khi các nhà đầu tư chờ đợi thêm thông tin.

Ngày X của Phố Wall: Các nhà phân tích dường như đồng ý rằng cuối tháng 5 là lúc các nhà đầu tư bắt đầu mất bình tĩnh.

Schwenkler cho biết sẽ có “rất nhiều biến động” nếu các vấn đề về trần nợ không được giải quyết vào tuần cuối cùng của tháng.

Hôm 9/5, ông Nicholas Bohnsac, Giám đốc công ty tư vấn Strategas, cảnh báo: “Chúng ta có lẽ chỉ còn một tuần nữa trước khi các nhà đầu tư trở nên nghiêm túc”.

Trong một lưu ý vào tuần trước, David Kelly, Giám đốc chiến lược toàn cầu của JPMorgan Asset Management cũng đã xác định những ngày cuối cùng của tháng 5 là thời điểm biến động thị trường chứng khoán sẽ tăng lên.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo: Nếu Quốc hội không tăng hoặc đình chỉ trần nợ kịp thời, Kelly cho biết, thì sẽ có một “cuộc khủng hoảng lớn trên thị trường chứng khoán”.

Tuy nhiên, ông nói, thị trường sẽ có thể phục hồi nhanh chóng. Ông viết: “Tốt nhất là không nên nghĩ về cuộc khủng hoảng trần nợ như một khả năng tái diễn của cuộc Đại khủng hoảng tài chính".

“Khôi phục niềm tin vào hệ thống ngân hàng Mỹ sau cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn là một nhiệm vụ vô cùng phức tạp và không chắc chắn. Ngược lại, quá trình phục hồi sau cuộc khủng hoảng vỡ nợ có thể sẽ bắt đầu vào ngày Quốc hội, muộn màng, đình chỉ trần nợ,” ông nói thêm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả