menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
24HMoney

Phát triển thị trường nội địa cần thay đổi quan điểm về kinh tế, văn hóa

Năm 2009, sau sự kiện khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007, tôi có đặt vấn đề về nhu cầu cần phát triển thị trường nội địa của Việt Nam để giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường xuất khẩu.

Nay vấn đề phát triển thị trường nội địa lại được nhắc đến, tôi chia sẻ lại phần đề xuất của tôi (có đăng báo năm 2009) về việc phát triển thị trường nội địa.

Trích dẫn từ bài viết tháng 2 năm 2009:

"Gần đây nhà nước đã có một số chính sách hỗ trợ nền kinh tế như hỗ trợ lãi suất 4% đối với một số doanh nghiệp, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu.

Tuy nhiên, nhiều người đã đặt câu hỏi: Vậy cứ cho là doanh nghiệp có vốn để đầu tư sản xuất và hạ được một phần giá thành, nhưng làm thế nào giải quyết đầu ra khi nhu cầu thị trường thế giới đang giảm mạnh? Đây là một vấn đề quan tâm chính đáng mà với chính sách hỗ trợ hiện nay không thôi khó mà có thể giải quyết được.

Theo tôi, đặc điểm nền kinh tế Việt Nam có một sự khác biệt rất cơ bản so với Phương Tây và nhiều nước trong khu vực. Quan điểm kinh tế Phương Tây khuyến khích tiêu dùng, tiêu trước trả sau. Lấy nhu cầu làm động cơ kích thích phát triển sản xuất, phát triển kinh tế. Người dân Mỹ bình thường không có nhiều tiền trong tài khoản ngân hàng, họ cũng không mua vàng để chôn.

Ngược lại, họ được khuyến khích tiêu tiền trước khi làm ra, khuyến khích thiếu nợ, họ đi vay tiền khi có nhu cầu. Quan điểm nầy đã góp phần xây dựng thị trường Mỹ thành một thị trường tiêu thụ khổng lồ, mà theo lý thuyết kinh tế Phương Tây là một môi trường lý tưởng cho sản xuất, kinh doanh phát triển.

Theo văn hóa truyền thống của dân tộc, chúng ta cho rằng thiếu nợ là một trong những cái khổ. Người Việt chúng ta thường kiếm ra tiền trước rồi mới tính chuyện tiêu vào cái gì sau. Mức độ chi tiêu thường phụ thuộc vào số tiền đã kiếm được. Dân ta rất dè xẻn trong chi tiêu, thích để dành, tích lũy, có thói quen mua vàng cất dấu làm tài sản. Xét về mặt kinh tế, thói quen nầy làm cho đồng vốn trên thị trường của chúng ta không phát huy tối đa hiệu quả và thời gian xoay vòng đồng vốn của nền kinh tế cũng rất chậm so với các nền kinh tế khác.

Các nhà nghiên cứu kinh tế đã nói khá nhiều về một thị trường nội địa đây tiềm năng của Việt Nam một nước có gần 80 triệu dân với tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao. Cho đến nay, thị trường nầy hầu như chưa được phát triển và khai thác đúng mức.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy một thị trường nội địa lớn là một yếu tố lợi thế cần thiết để các doanh nghiệp của một quốc gia có thể phát triển ra nước ngoài. Philip Kotler cũng đã khuyên các doanh nghiệp Việt Nam tập trung xây dựng một vị trí vững vàng trên thị trường nội đia trước khi phát triển ra khu vực và thế giới.

Tôi cho rằng chúng ta cần có những chương trình hành động quốc gia để giáo dục thay đổi thói quen tiêu dùng, tạo ra hành lang pháp lý để khuyến khích tiêu dùng theo kiểu tiêu dùng trước, trả sau. Đầu tư cơ sở hạ tầng, luật pháp, tạo điều kiện khuyến khích chi tiêu tín dụng. Sinh viên có thể vay tiền đi học, mua sắm phương tiện, đồ dùng và sẽ trả lại khi ra trường đi làm. Những người có công việc và thu nhập ổn định có thể chi tiêu, mua sắm bằng thẻ tín dụng, hoặc vay tiền mua sắm trước và thanh toán dần sau, thay vì phải tích cóp, mua vàng cất dấu để vài năm sau mới đủ tiền mua.

Nếu những điều nầy xảy ra thì thị trường trong nước sẽ được nhân lên gấp nhiều lần, sẽ nhanh chóng sôi động trở lại, nhà máy sẽ lại có đơn hàng để hoạt động, công nhân có việc làm, kinh tế sẽ phát triển nhanh, thị trường trong nước sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn.

Trong tình hình hiện nay khi chúng ta khó mà trông cậy được vào nguồn vốn từ bên ngoài, chúng ta cần khai thác tốt hơn nguồn vốn trong nước. Thị trường nội địa cần được phát triển để làm đòn bẩy phát triển kinh tế.

Nhưng liệu nguyên lý kinh tế nầy có ổn khi hệ thống tài chính Phương Tây đang bị sụp đổ? Tôi cho rằng nguyên lý kinh tế nầy không chịu trách nhiệm về những gì đang xãy ra với nền kinh tế thế giới, các nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng vấn đề hiện nay là do ngành tài chính đã quá lạm dụng những đòn bẩy tài chính để khai thác lợi nhuận, và việc nầy dẫn đến sự gãy đổ của hệ thống tài chính.

Tất nhiên là nhà nước nếu đi theo hướng khuyến khích tiêu dùng thì cũng sẽ cần phải xác định đâu là những lĩnh vực chi tiêu cần khuyến khích, đâu là những lĩnh vực không khuyến khích.

Chẳng hạn, vay đầu tư vào bất động sản, đầu cơ đất, rõ ràng là không đóng góp gì nhiều vào phát triển sản xuất, phát triển kinh tế nên không nên khuyến khích.

Cũng cần nói thêm rằng đây cũng là sách lược mà Thaksin đã áp dụng cho Thái Lan, một nước bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc khủng hoảng tài chính ĐNÁ năm 1997, và đã mang lại kết quả rất khả quan, giúp kinh tế Thái Lan khôi phục nhanh chóng và phát triển mạnh sau khủng hoảng."

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại