menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngô Hoàng

Phát triển ngân hàng số: Phải tạo được niềm tin cho người dùng

Đó là nhận định của các chuyên gia tại tọa đàm Ngân hàng số thúc đẩy phát triển những hệ sinh thái đặc thù” diễn ra cuối tuần qua, tại Hà Nội do Bizlive tổ chức...

TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính cho biết, khái niệm ngân hàng số đang bị nhiều người nhầm lẫn với khái niệm số hóa hoạt động ngân hàng truyền thống. “Ngân hàng số còn là mô hình kinh doanh mới, một cách tiếp cận mới với những giá trị mới, thay vì chỉ số hóa những thứ đã có”, ông Lực nhấn mạnh.


“Ngân hàng số được cấu thành bởi ngân hàng và số, giúp phục vụ tất cả các mong muốn giao dịch trên kênh số để khách hàng không bị giới hạn bởi không gian, thời gian và có thể giao dịch trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể”, ông Nam cung cấp thêm thông tin.Dưới góc nhìn của một NHTM, ông Trần Hoài Nam - Giám đốc Ngân hàng số TPBank cũng thừa nhận, với mỗi ngân hàng thậm chí với mỗi người đều tự có những định nghĩa riêng. Tuy nhiên, đối với TPBank, ngân hàng số không phải là Internet Banking hay Online Banking, không phải là công nghệ ngân hàng, cũng không phải là kênh thay thế. Mà ngân hàng số là một mô hình kinh doanh ngân hàng, bao gồm 4 trụ cột là sản phẩm mới, cách thức bán, kênh tiếp cận, cơ chế vận hành, phục vụ khách hàng và cơ chế kiểm soát rủi ro. Tất cả đều được trợ giúp bởi các nền tảng công nghệ mới.

Nhìn nhận ngân hàng số là con đường phát triển tất yếu của các nhà băng, các diễn giả đánh giá nhiều cơ hội mở ra với ngân hàng như gia tăng doanh thu, tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí; Tiếp cận thị trường khách hàng số đầy tiềm năng tại Việt Nam; Tăng khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu, kết nối, hợp tác nhất là với các Fintech…

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Chiến Thắng - Giám đốc cao cấp ngân hàng số VPBank, việc phát triển ngân hàng số sẽ phải đối mặt với không ít thách thức nhưng trong đó thách thức lớn nhất chính là niềm tin, thói quen của người dân.

“Tôi cho rằng, thách thức lớn nhất chính là niềm tin, thói quen khách hàng. Tôi đã từng được tham gia buổi nói chuyện của tỷ phú Jack Ma, người sáng lập Tập đoàn Alibaba. Ông có chia sẻ rằng, trong những ngày đầu thành lập, ông đặt mục tiêu phải “phá” được thói quen cũ người dùng, xây dựng niềm tin và để làm được điều này thì phải mang lại lợi ích cho người dùng”, ông Thắng chia sẻ thêm.

Cách nào các ngân hàng Việt tạo được niềm tin của người dùng khi tiếp cận với các sản phẩm của mình? Theo ông Trần Hoài Nam, đây thực sự là một câu hỏi rất khó. Bởi những người làm ngân hàng như ông ngày nào cũng phải vắt tay lên trán để nghĩ cách tạo niềm tin khách hàng.

“Với một số DN, họ có thể tạo thói quen cho khách hàng bằng cách đưa ra một nguồn lợi ngay lập tức để khách hàng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm dịch vụ, nói “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” là vì vậy. Có nghĩa là, để thay đổi thói quen của khách hàng thì họ đưa ra cho khách hàng một nguồn lời, nếu khách hàng sử dụng dịch vụ A sẽ được tặng quà B. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng sử dụng. Tuy nhiên, đối với ngân hàng, việc chạy theo cách này thì rất khó. Theo đó, giải pháp của chúng tôi là chọn một thị trường ngách rõ ràng với một sản phẩm rõ ràng chứ không đi vào thị trường rộng”, vị này trao đổi thêm định hướng kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, để thay đổi thói quen người dùng, ông Nam còn cho rằng, cần những “ông lớn” tạo ra làn sóng lớn để lôi kéo khách hàng.

Thách thức mà TS. Lực lưu ý nữa là cần phải tập trung giải quyết là về khung pháp lý hiện nay chưa đầy đủ và thường đi sau sự phát triển quá nhanh của công nghệ. Sự cạnh tranh từ các tổ chức phi tài chính như Fintech và Bigtech cũng sẽ tạo áp lực không ít tới ngân hàng số. Ngoài ra, các thách thức khác như khả năng bảo mật của hệ thống, nguồn nhân lực, đòi hỏi thay đổi và đầu tư lớn cho hệ thống công nghệ thông tin.

Nội dung khác liên quan đến thực trạng ngân hàng số tại Việt Nam cũng được đề cập đến là hoạt động cho vay ngang hàng đang phát triển song tiềm ẩn rủi ro. Giống như một số nước đang phát triển khác, hiện nay Việt Nam chưa có hành lang pháp lý đối với cho vay ngang hàng, nên các công ty hoạt động trong lĩnh vực này thường đăng ký là công ty tư vấn đầu tư, quan hệ cho vay vẫn được hiểu là quan hệ dân sự. Thực tế này tiềm ẩn nhiều rủi ro, hệ lụy về cả khía cạnh kinh tế cũng như xã hội đối với Việt Nam.

Mặc dù sẽ còn đối mặt với thách thức nhưng TS. Lực cho rằng ngân hàng số là cơ hội có một không hai để ngân hàng đột phá, để nền kinh tế đột phá. Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng và dịch vụ tài chính nói chung. Hiện, mới chỉ có 40% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng hiện nay. “Ngân hàng số không phải là trào lưu, đó là xu hướng phát triển tất yếu. Chính phủ đề xướng cách mạng 4.0, chả nhẽ ngân hàng lại không làm gì?”, ông Lực đặt vấn đề.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại