24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trương Thanh Đức Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Phạt rượu kiểu SAY

Kịch trần Luật say phạt lái xe uống rượu đến 40 triệu. Thế mà phóng ô tô vun vút ngược đường cao tốc chỉ bị phạt 18 triệu, gấp có hơn 3 lần chuyển làn quên tín hiệu nã 5 triệu.

Trước quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt vẫn còn điểm chưa hợp lý.

Tôi hoàn toàn ủng hộ quy định xử phạt thật nặng đối với các trường hợp uống rượu, bia mà điều khiển phương tiện giao thông. Tuy nhiên, quy định xử phạt thế nào cũng phải căn cứ trên các cơ sở khoa học, hợp lý, không thể đưa ra một mức sàn với ngưỡng quy định nồng độ cồn bằng 0 mà cũng bị xử phạt được.

Có hai điểm bất hợp lý và bất hợp pháp trong quy định mới được ban hành.

Có điểm chưa hợp lý

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP chưa khớp với quy định tại khoản 1, Điều 151 về “Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật”, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 về thời điểm có hiệu lực “không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày” ký ban hành;

Việc ban hành Nghị định này không thuộc trường hợp theo thủ tục rút gọn, vì không thuộc “trường hợp khẩn cấp” hay “trường hợp cấp bách” hoặc “trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành” theo quy định tại Điều 146 về “Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn”, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Về thời gian, không cần phải theo thủ tục rút gọn vì có thừa thời gian để xây dựng kể cả vì lý do “chạy” theo hiệu lực của Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đã được Quốc hội thông qua vào ngày 14/6/2019.

Hơn nữa, Dự thảo Nghị định này đã được lấy ý kiến rất sớm, từ ngày 23/5/2019, đăng trên Web Chính phủ.

Luật yêu cầu hiệu lực sau ít nhất 45 ngày với mục đích để đủ thời gian đăng công báo, công khai rộng rãi để người thực hiện có đủ thời gian tiếp cận và tuân thủ. Nghị định này không chỉ 45 ngày, mà còn cần tối thiểu 3 tháng thì mới đúng tinh thần quy định của Luật. Chẳng hạn, nhiều văn bản đã được ấn định có hiệu lực sau khi ban hành nửa năm, thậm chí hơn 1 năm. Ví dụ như Bộ luật Lao động năm 2019 (là Bộ luật thứ 3 mà phần lớn nội dung vẫn theo Bộ luật cũ năm 2012) được thông qua vào tháng 11-2019, nhưng đến tận năm 2021 mới có hiệu lực. Vì vậy, dù nó có được tiến hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì cũng vẫn trái luật.

Nghị định này cũng giống như Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 trước kia, sửa đổi Nghị định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng (phạt mua bán, quảng cáo ngoại tệ 500 triệu) có hiệu lực từ ngày ký, trong khi mấy ngày sau mới thấy công bố nội dung.

Vừa sửa sai giao dịch ngoại tệ

Quy định về mức phạt trong nghị định là chưa bất hợp lý.

Luật quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu có nồng độ cồn, nhưng không có nghĩa là chỉ đo được bất kỳ chỉ số nào trên 0 (không uống hoặc uống rất ít chất có cồn) cũng có thể bị xử phạt với mức tối thiểu là 6 triệu đồng, mức tối đa là 8 triệu đồng. Việc này giống như trừng phạt người say rượu, theo quy định tại khoản 6, Điều 5 về “Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ”, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Tương tự, nếu người lái xe mô tô, xe máy có nồng độ cồn trên 0 thì cũng bị phạt từ mức tối thiểu là 2 triệu đến mức tối đa là 3 triệu đồng theo quy định tại điểm c, khoản 6, Điều 6 về “Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ”, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Ngoài ra, trong trường hợp trên, người vi phạm còn có thể bị tạm giữ phương tiện là ô tô hoặc mô tô, xe máy đến 7 ngày theo quy định tại điểm a và b khoản 1, Điều 82 về “Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm”, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Trong khi đó, mức dưới “0,25 mg/1 lít khí thở” vẫn vi phạm, nhưng chỉ cần xử phạt cảnh cáo hoặc một mức phạt tiền rất nhẹ.

Bài học xử phạt giao dịch ngoại tệ bất hợp lý vừa được sửa sai vào đúng lúc bắt đầu cái sai tương tự đối với việc phạt uống bia rượu. Theo đó, trước đây, theo Nghị định số 96/2014/NĐ-CP thì mua bán trái phép 1 USD cũng có thể bị xử phạt từ 80 – 100 triệu đồng, hiện nay theo Nghị định số 88/2019/NĐ-CP thì mua bán dưới 1.000 USD chỉ bị phạt cảnh cáo, mua bán từ 100.000 USD trở lên mới bị phạt từ 80 – 100 triệu đồng.

Từ ví dụ trên, quy định mức sàn xử phạt từ 0 - 0,24mg/lít khí thở là chưa hợp lý.

Nó thiếu nhân văn, phủ nhận nếp sống thông thường, nhu cầu ăn uống hết sức an toàn, mà bất cứ ai cũng có thể bị trừng trị nặng nề như tội phạm: Ăn 1 bát gà tần hay đĩa bò sốt vang hoặc hộp sửa chua nếp cẩm,… mà điều khiển phương tiện giao thông thì đều có thể bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng đối với xe máy và từ 6 - 8 triệu đồng đối với ô tô.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Trương Thanh Đức Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả