Phân tích trạng thái vĩ mô thế giới và Việt Nam
Phân tích trạng thái vĩ mô thế giới và Việt Nam
1. Cập nhật và dự báo vĩ mô thế giới.
a. Lạm phát.
- Về CPI Mỹ, trong tháng 7 vừa rồi CPI mỹ tạo đỉnh và giảm về 8.5%, chưa có số liệu cập nhật chính xác nhưng tháng 8 vừa qua có thể CPI Mỹ vẫn duy trì hoặc giảm nhẹ dưới mốc 8.5%. Nguyên nhân do trong rổ trọng số CPI, Energy chiếm gần 40% nên khi giá P giảm lập tức tác động tích cực đến CPI. TUY NHIÊN giá các trọng số khác trong rổ vẫn đang duy trì đà tăng nhẹ. Có vẻ trong tháng 9 kéo dài đến hết Q4 sắp tới CPI US sẽ không được sáng sủa lắm do:
+ Q4 này ở các nước US và châu Âu sẽ là mùa đông bên họ và nhu cầu về dầu và khí đốt sưởi ấm. Giá dầu đã giảm thời gian qua và nhiều khả năng sẽ quay đầu tăng trở lại từ tháng 9 này.
+ Nguồn cung lương thực thế giới vẫn đang ở trong trạng thái eo hẹp, gần đây hạn hán khắp nơi trên thế giới sẽ lại tác động tiêu cực kép đến nguồn cung này. Giá cả các mặt hàng này sẽ tăng sắp tới.
+ Việc thiếu khí đốt và dầu khắp châu Âu sẽ khiến nhiều ngành công nghiệp phải đóng cửa sản xuất: Thép, Hóa chất, Lọc hóa dầu, vân vân.... Tác động tiêu cực đến CPI.
=> Tóm lại CPI US và thế giới sắp tới từ tháng 9, độ trễ đến tháng 10 sẽ đáng lo ngại.
b. Lãi suất.
- Trong cuộc hội thảo Jackson Hole cuối tháng 8 vừa rồi, chủ tịch FED có bài phát biểu ngắn, nói rằng FED sẽ tiếp tục "diều hâu" trong các quyết định về chính sách tiền tệ trong tương lai và quyết tâm thắt chặt để hạ lạm phát xuống mốc 2%.
+ Với việc CPI các nước trên thế giới sắp tới nhiều khả năng sẽ tăng, FED trong các cuộc họp sắp tới nhiều khả năng sẽ tiếp tục thắt chặt - nâng LS để dìm lạm phát xuống.
+ Trước những lo ngại về Lãi suất và CPI, các chỉ số chứng khoán trên thế giới đang phản ánh tiêu cực.
2. Cập nhật và dự báo vĩ mô Việt Nam.
a. Lạm phát.
- CPI VN tạo đỉnh vào tháng 7 và giảm nhẹ, tháng 8 thì đi ngang so với tháng 7. Đó là nguyên nhân khiến cho thị trường mình diễn biến tích cực trong Q3 này. Tuy nhiên trong tháng 9 nhiều khả năng CPI sẽ bắt đầu tăng lên mạnh trở lại. Lý do:
+ Khi thế giới chịu tác động từ nguồn cung thực phẩm eo hẹp. CPI ăn uống ở VN nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng, cụ thể hơn là giá thịt heo.
+ Trọng số nhà ở và VLXD: Trong 2 tháng đầu Q3 này, giá VLXD giảm tác động tích cực đến CPI, tuy nhiên nhiều khả năng sẽ không thể giảm nữa khi nhiều nhà máy sx Thép ở châu Âu phải đóng cửa do thiếu năng lượng vận hành. Bên cạnh đó do nguồn cung chung cư và nhà cho thuê đang eo hẹp, nhiều khả năng sẽ nhích lên trong tháng 9 này. 1 trong các lý do là mùa đi học của sinh viên.
+ Trọng số giao thông: Trong tháng 7 8, CPI giao thông VN giảm theo giá P thế giới, 1 phần trong đó do chính sách giảm thuế xăng dầu của nhà nước. Tuy nhiên khi giá dầu nhiều khả năng sẽ tăng trở lại từ tháng 9 này. CPI giao thông cũng sẽ quay đầu tăng.
+ Trọng số giáo dục: Do tính mùa vụ đầu năm học, CPI giáo dục thường có xu hướng sẽ tăng mạnh vào tháng 8 9 10.
=> Tóm lại CPI Việt Nam sắp tới khả năng cao sẽ tăng trong tháng 9 này kéo dài đến hết Q4.
b. Thanh khoản hệ thống/Lãi suất/ Tỷ giá.
- Việc chênh lệch lãi suất VNDUSD trên thị trường liên ngân hàng kết hợp với kịch bản FED tiếp tục nâng lãi suất, sẽ gây áp lực lên tỷ giá VNĐ, điều này khả năng cao sẽ khiến NHNN quyết định nhấc nền lãi suất lên và hút tiền về trong tương lai gần.
- Trong trường hợp FED thắt chặt khiến tỷ giá căng thẳng, Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải bán USD, hút tiền về để cân bằng tỷ giá, Dự trữ ngoại hối VN 120 tỷ USD, hiện tại NHNN đã phải bán khoảng 20 tỷ USD trong 3 tháng qua.
- Tổng lượng tín dụng đang tăng lên tiến đến tổng lượng huy động. Trong trường hợp nếu tổng tín dụng bằng hoặc vượt quá tổng lượng huy động sẽ gây áp lực lên thanh khoản hệ thống ngân hàng trong trung và dài hạn. Khi đó các NH sẽ phải kéo mặt bằng lãi suất lên cao hơn nữa để huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau: Lãi suất tiết kiệm, Trái phiếu, ......
- Giá trị giải ngân Đầu tư công vẫn đang lẹt đẹt.
=> Tóm lại, Thanh khoản hệ thống/ Lãi suất sẽ bắt đầu gặp áp lực rõ rệt từ 2023 nếu kịch bản trên xảy ra, và nhiều khả năng xảy ra. Tỷ giá sẽ tiếp tục là vấn đề đau đầu của NHNN.
c. Sức khỏe nền kinh tế:
- Các chỉ số về tiêu dùng đang bắt đầu yếu đi so với chu kỳ hàng năm, không tính năm ngoái do đóng cửa dịch bệnh.
- GDP Q3 tăng trưởng kỷ lục, tuy nhiên là do nền năm ngoái thấp do covid. Xét về giá trị tuyệt đối thì không cao.
- Độ trễ giữa chính sách và thị trường sẽ mất thời gian để phản ánh.
3. Chiến lược giao dịch.
- Như các phân tích nêu trên, Vĩ mô VN từ Q4 trở đi sẽ nhiều khả năng gặp áp lực, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát của nhà nước và chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng nhà nước sẽ xử lý tốt các vấn đề trên.
- NHƯNG. Đối với thị trường các loại tài sản có rủi ro, chỉ cần vĩ mô gặp áp lực cũng đủ sức tác động tiêu cực lên thị trường, do vậy tôi khuyến nghị nhà đầu tư cần hết sức thận trọng trong các quyết định giao dịch mang tính ngắn hạn.
- Trong tháng 9 này:
+ Tháng 9 sẽ có sóng nước rút đối với các CP có KQKD tích cực của Q3. Do vậy nhà đầu tư đang nắm những nhóm CP này nên tiếp tục nắm giữ đến cuối chu kỳ để ăn trọn sóng.
+ Tuy nhiên khi thị trường xuất hiện rủi ro vĩ mô, sóng nước rút này nhiều khả năng sẽ kết thúc sớm, khả năng đâu đó bắt đầu từ ngày 20/9 trở đi chúng ta sẽ cần cảnh giác.
+ Trong tháng 10 sẽ bắt đầu giải ngân lại cho các CP KQKD tích cực vào Q4.
- Sang Q4:
+ Vĩ mô rủi ro không có nghĩa thị trường không có cơ hội đầu tư, khi rủi ro vĩ mô phản ánh vào diễn biến INDEX, những nhóm CP có thể đầu tư trong Q4 này sẽ là:
* Điện tái tạo: ngành phòng thủ có KQDK tích cực, không chịu áp lực lạm phát, La Nina và mùa mưa bão Q4 sẽ mạnh hơn Q3.
* Ngân hàng: Room tín dụng được nới và sóng KQKD cuối năm
* Bán lẻ công nghệ: Mùa World Cup, Iphone 14 mở đặt cọc và cuối tháng 9 và 1 số câu chuyện phục hồi, tái cấu trúc.
* BĐS nhà ở nhu cầu thực: Mùa bàn giao nhà và book lợi nhuận các dự án.
* BĐS KCN: Vĩ mô, tỷ giá VN duy trì ổn định, dòng vốn FDI tiếp tục mạnh ở VN, các DN BĐS KCN có tỷ lệ lấp đầy thấp, vị trí thuận lợi, ít vay nợ, nhiều tiền sẽ được hưởng lợi khi lãi suất tăng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận