24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Gia Cát Lợi Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Phân tích nhóm nông sản 7/9: Giá lúa mì tiếp tục tăng do lo ngại về nguồn cung

Giá lúa mì xuất khẩu của Nga tăng tuần thứ tám liên tiếp do thuế xuất khẩu cao hơn, nhu cầu nội địa cao, sản lượng vụ mùa năm 2021 thấp hơn và đồng rúp mạnh hơn, các nhà phân tích cho biết hôm thứ Hai.

Giá lúa mì tiếp tục tăng do lo ngại về nguồn cung từ Nga

Giá lúa mì kỳ tăng cao vào hôm thứ Ba lên mức cao nhất gần một tuần do lo ngại về nguồn cung từ nhà xuất khẩu hàng đầu là Nga.

Giá hợp đồng lúa mì được giao dịch nhiều nhất tăng 0.3% lên mức 7.28 USD/giạ, tính đến 7h30 GMT+7, sau khi đạt đỉnh cao nhất kể từ ngày 1/9 ở mức 7.29 USD/giạ trước đó trong phiên, và giá ngô tăng 0.1% lên 5.25 USD/giạ.

Giá lúa mì xuất khẩu của Nga tăng tuần thứ tám liên tiếp do thuế xuất khẩu cao hơn, nhu cầu nội địa cao, sản lượng vụ mùa năm 2021 thấp hơn và đồng rúp mạnh hơn, các nhà phân tích cho biết hôm thứ Hai.

Tuy nhiên, kỳ vọng về sản lượng cao hơn ở Úc đã hạn chế đà tăng của giá. Nông dân Úc đang trên đà thu hoạch một lượng lúa mì gần kỷ lục trong mùa này, theo, khi họ nâng dự báo sản lượng lên hơn 17% nhờ thời tiết thuận lợi gần đây. Cục Kinh tế và Khoa học Tài nguyên và Nông nghiệp Úc cho biết hiện họ dự kiến sản lượng trong mùa vụ kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm 2022 lên tổng cộng 32.63 triệu tấn, tăng so với ước tính tháng 6 là 27.8 triệu tấn.

Tổng vụ ngô 2020/21 của Brazil hiện dự kiến đạt 81.9 triệu tấn, thấp hơn 20 triệu tấn so với vụ thu hoạch năm ngoái do điều kiện thời tiết không thuận lợi, theo công ty tư vấn nông nghiệp AgRural hôm thứ Hai. AgRural trước đó đã ước tính vụ ngô đạt 82.2 triệu tấn, so với 102.6 triệu tấn trong năm 2019/20, do thiệt hại từ hạn hán và sương giá.

Các nhà đầu cơ lớn đã cắt giảm các vị thế mua ròng ngô CBOT trong tuần kết thúc vào ngày 31 tháng 8, theo dữ liệu của CFTC. Báo cáo cam kết thương nhân hàng tuần của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai cũng cho thấy rằng các nhà giao dịch phi thương mại, bao gồm các quỹ đầu cơ, đã cắt giảm vị thế bán ròng lúa mì CBOT và cắt giảm vị thế mua ròng đậu tương.

Giá lúa mì xuất khẩu của Nga tăng tuần thứ 8 liên tiếp do thuế xuất khẩu tăng

Giá lúa mì xuất khẩu của Nga đã tăng tuần thứ tám liên tiếp trong tuần trước do thuế xuất khẩu cao hơn, nhu cầu nội địa cao, sản lượng vụ mùa năm 2021 thấp hơn và đồng rúp mạnh hơn. Giá lúa mì Biển Đen Nga tháng 9 đạt mức 299.50 USD/tấn vào cuối tuần trước, tăng 0.50 USD so với tuần trước đó, theo công ty tư vấn nông nghiệp IKAR.

Sovecon, một công ty tư vấn khác, ghi nhận giá lúa mì tăng 3 USD lên 301 USD/tấn, mức cao nhất trong vòng 7 năm. Lúa mạch giảm 2 USD xuống 260 USD/tấn. Sovecon cắt giảm dự báo sản lượng lúa mì năm 2021 của Nga đi 800,000 tấn, xuống còn 75.4 triệu tấn do sản lượng lúa mì vụ xuân thấp. Thuế xuất khẩu lúa mì của Nga, do Moscow đặt ra hàng tuần, sẽ tăng lên 46.50 USD/tấn cho ngày 8-14/9, từ mức 39.40 USD một tuần trước đó.

“Không thể tính toán thuế tương lai một cách chính xác ở giai đoạn này”, Sovecon nói. Sovecon cho biết điều kiện thời tiết vẫn tốt để gieo hạt vụ đông cho vụ mùa năm 2022 ở miền nam nước Nga nhưng quá khô ở vùng Volga. Volga có thể giảm diện tích canh tác ngũ cốc vụ đông vào mùa thu năm nay.

Vụ ngô 2020/21 của Brazil đạt dưới 82 triệu tấn

Tổng vụ ngô 2020/21 của Brazil hiện dự kiến đạt 81.9 triệu tấn, thấp hơn 20 triệu tấn so với thu hoạch năm ngoái do điều kiện thời tiết không thuận lợi, theo công ty tư vấn AgRural cho biết hôm thứ Hai. AgRural trước đó đã ước tính vụ ngô đạt 82.2 triệu tấn, so với 102.6 triệu tấn trong năm 2019/20, do thiệt hại từ hạn hán và sương giá.

Hầu hết mức giảm đều đến từ vụ ngô thứ hai của Brazil, hiện đang được thu hoạch và đạt 55.6 triệu tấn, so với 75.1 triệu tấn trong năm 2019/20. AgRural cho biết tiến độ thu hoạch đạt 95% vào thứ Năm.

Đối với vụ ngô đầu tiên năm 2021/22 của Brazil, AgRural cho biết việc trồng ở khu vực Trung Nam đạt 10% tính đến thứ Năm, tăng 5 điểm phần trăm so với tuần trước nhưng chậm hơn 4 điểm so với mùa trước.

Theo công ty, việc gieo sạ vẫn tập trung ở các bang miền Nam như Rio Grande do Sul, Santa Catarina và Parana. Trong khi việc trồng trọt đã “tiến triển tốt” ở Rio Grande do Sul sau trận mưa tuần trước, một số khu vực ở hai bang còn lại đang cần nhiều mưa rào hơn.

AgRural ước tính vụ ngô đầu tiên của Brazil được trồng với diện tích 2.973 triệu ha, tăng 0.6% so với vụ trước.

Ước lượng vị thế của các quỹ đầu cơ trong phiên giao dịch ngày 03/09:

- Bán ròng -2,000 HĐKH ngô

- Mua ròng 5,000 HĐKH đậu tương

- Mua ròng 1,000 HĐKH khô đậu tương

- Mua ròng 1,000 HĐKH dầu đậu tương

- Mua ròng 5,000 HĐKH lúa mỳ

Góc Nhìn Kỹ Thuật

Lúa mì kỳ hạn tháng 12.2021 (Hình minh họa biểu đồ)

Phân tích nhóm nông sản 7/9: Giá lúa mì tiếp tục tăng do lo ngại về nguồn cung

Lúa mì hiện tại đang trong xu hướng hồi phục tăng và có thể lên đến vùng kháng cự cứng 741 – 747 => Ưu tiên các vị thế mua trong ngắn hạn thì sẽ an toàn hơn.

Để tối ưu hóa lợi nhuận thì nhà đầu tư nên chờ cho giá lúa mì điều chỉnh giảm ngắn hạn để vào vị thế mua thì sẽ tốt hơn.

Vùng tiềm năng cho vị thế mua nếu giá có thể điều chỉnh về là vùng hỗ trợ ngắn hạn 720 – 725 => Nhà đầu tư có thể chờ tín hiệu cho vị thế mua tại vùng này.

Hoặc nếu giá lúa mì có thể điều chỉnh sâu hơn là vùng hỗ trợ tiềm năng 712 – 718. Đây là vùng an toàn cho vị thế mua ngắn hạn của lúa mì.

Ngô kỳ hạn tháng 12.2021 (Hình minh họa biểu đồ)

Phân tích nhóm nông sản 7/9: Giá lúa mì tiếp tục tăng do lo ngại về nguồn cung

Xu hướng chính của ngô đang là giảm và ở hiện tại thì ngô đang có xu hướng tích lũy trong biên độ vùng 516 – 528. Nếu muốn an toàn hơn thì nhà đầu tư nên chờ cho giá phá vỡ ra khỏi vùng tích lũy này rồi hãy quyết định vị thế vào lệnh.

Nếu phá vỡ được vùng kháng cự ngắn hạn 525 – 528 thì ngô sẽ có xu hướng tiếp tục hồi phục tăng lên đến vùng 532 – 536.

Còn nếu chưa thế phá được vùng kháng cự ngắn hạn trên thì ngô sẽ có xu hướng tiếp tục tích lũy ngắn hạn trong biên độ vùng 516 – 528.

* Phân tích đậu tương – khô đậu tương – dầu đậu tương

Argentina nối lại hoạt động xuất khẩu thịt bò

Argentina hiện là nhà xuất khẩu thịt bò lớn thứ tư thế giới, đồng thời là một trong những quốc gia tiêu thụ thịt bình quân đầu người lớn nhất và doanh thu từ ngành chăn nuôi, giết mổ, chế biến bò thịt đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế đất nước.

Theo Viện thống kê quốc gia INDEC, nước này đã xuất khẩu khoảng 819.000 tấn thịt bò và da bò trị giá 3,37 tỷ USD trong năm ngoái, giảm 16,5% so với năm 2019 chủ yếu sang các thị trường Trung Quốc, Đức và Israel.

Bộ trưởng Bộ Phát triển Năng suất Matias Kulfas cho biết: “Việc áp hạn ngạch xuất khẩu thịt bò 50% khối lượng trung bình hàng tháng của năm 2020 sẽ được giữ nguyên từ nay cho đến ngày 31 tháng 8 tới, và tùy thuộc vào kết quả chúng tôi sẽ xem xét để tiếp tục điều chỉnh”.

Tuy nhiên hạn ngạch này không tính đến số lượng theo một thỏa thuận riêng rẽ với Liên minh Châu Âu về thịt bò không chứa hormone. Ngoài ra, chính phủ cũng cấm xuất khẩu bảy khấu thịt bò phổ biến với người tiêu dùng trong nước, bao gồm cả mặt hàng chủ lực thăn "asado", cho đến ngày 31 tháng 12.

"Ưu tiên tuyệt đối vẫn là không để xảy ra thiếu thịt trên bàn ăn của người dân Argentina. Chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ giúp ổn định giá cả", Bộ trưởng Kulfas nói về các giải pháp.

Lệnh cấm được ban hành trong bối cảnh vấn nạn nghèo đói ảnh hưởng đến 42% dân số Argentina, và Tổng thống Fernandez đã tìm cách giảm chi phí sinh hoạt bằng cách thực hiện các biện pháp kiểm soát giá cả.

Ông Fernandez khẳng định, Argentina không thể chấp nhận sự gia tăng giá thịt gần đây ở một quốc gia đã quay cuồng với ba năm suy thoái và những tác động kinh tế bất lợi của đại dịch Covid-19. “Chỉ số giá cả tăng đã góp phần vào tình trạng lạm phát ở Argentina thêm gay go, vốn liên tục nằm trong số những nơi cao nhất thế giới, đạt 17,6% trong quý đầu tiên của năm 2021”, theo INDEC.

Ngay sau khi lệnh cấm có hiệu lực, những người chăn nuôi bò đã thông báo ngừng bán thịt bò trong nước trong vòng hai tuần để phản đối động thái của chính phủ. Lý do được phía người chăn nuôi đưa ra tại cuộc biểu tình là “nguồn hàng luôn sẵn có trong nước, còn giá tăng là do các cơ sở bán thịt và thị trường đã đầu cơ khiến giá thịt tăng mạnh - khoảng 76,2% so với cùng kỳ năm ngoái”.

Theo Phòng Công nghiệp và thương mại Argentina, ngành công nghiệp bò thịt đang sử dụng khoảng 100.000 lao động trong nước. Trong khi đó, lượng tiêu thụ thịt ở Argentina đã giảm liên tục năm này qua năm khác, từ 69,3 kg/người vào năm 2009 xuống còn 49,2 kg hiện nay.

Trung Quốc chi 20 tỷ nhân dân tệ trợ cấp nông dân

“Nông nghiệp có tầm quan trọng tối cao đối với sự ổn định xã hội và khoản trợ cấp sẽ được chuyển đến tay nông dân do giá cả vật tư, nguyên liệu sản xuất như phân bón và xăng dầu tăng đột biến gần đây”, tờ Thời báo Hoàn cầu- cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn báo cáo.

Theo đó, việc chi trả khoản trợ cấp lên tới 3,1 tỷ USD cho nông dân cả nước sẽ được thực hiện vào thời điểm quan trọng trong vụ thu hoạch mùa hè và nhằm đảm bảo nông dân sẵn sàng sản xuất lương thực.

Cuộc họp nhấn mạnh rằng, các khoản trợ cấp sẽ được ban hành kịp thời để ngăn chặn sự chậm trễ thời vụ sản xuất. Ngoài ra, hội nghị cũng quyết định chính sách bảo hiểm ngũ cốc, cụ thể là lúa mì và ngô sẽ được thụ hưởng chính sách bảo hiểm tại 500 huyện sản xuất lớn của 13 địa phương trọng điểm nông nghiệp.

Sự kiện hôm qua cũng chỉ rõ, lời kêu gọi của chính phủ đối với các định chế tài chính hy sinh thu nhập của họ đã chứng minh có hiệu quả trong việc thúc đẩy nền kinh tế đang bị suy sụp sau đại dịch COVID-19.

Sáng kiến này sẽ được tiếp tục, với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ cũng như người lao động tự do để chống lại tác động của giá cả hàng hóa tăng.

Trong thời gian tới, phí dịch vụ dự kiến sẽ được cắt giảm hơn nữa, bao gồm giảm 10% phí thanh toán qua internet để giảm bớt gánh nặng cho các công ty và người dân, ước tính 24 tỷ nhân dân tệ.

Phân Tích Kỹ Thuật:

1.Đậu tương: Hợp đồng tháng 11.

Khung thời gian H4 (Hình minh họa biểu đồ)

Phân tích nhóm nông sản 7/9: Giá lúa mì tiếp tục tăng do lo ngại về nguồn cung

Ta thấy Đậu Tương đang nằm trong cấu trúc giảm. Đáy sau tạo thấp hơn đáy trước. Giá nằm dưới 2 đường EMA. Những tín hiệu trên cho thấy xu hướng giảm vãn chủ đạo.

Chiến lược giao dịch:

+ Giá chạm vùng đáy cũ 1290 và giá tiến sát đường EMA, có thể mở lệnh Bán.

+ Canh giá phá và đóng nến qua vùng đáy thấp nhất 1270, có thể Bán

2. Khô Đậu Tương: Hợp đồng tháng 10.

Khung thời gian H1 (Hình minh họa biểu đồ)

Phân tích nhóm nông sản 7/9: Giá lúa mì tiếp tục tăng do lo ngại về nguồn cung

Giá hiện tại đang test lại vùng đáy đã tạo trước đó. Giá đang nằm dưới 2 đường EMA. Các khung thời gian lân cận M15 và H4 giá cũng đã nằm dưới 2 đường EMA. Xu thế giảm vẫn là xu hướng chính.

Nhà đầu tư lướt sóng cân nhắc có thể Bán giá hiện tại 337, STP 340. Mục tiêu chốt lời dưới vùng 336.

3. Dầu đậu tương: Hợp đồng tháng 10.

Khung thời gian H1 (Hình minh họa biểu đồ)

Phân tích nhóm nông sản 7/9: Giá lúa mì tiếp tục tăng do lo ngại về nguồn cung

Dầu đậu tương đã tạo đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Giá nằm phía trên 2 đường EMA.

Nhà đầu tư có thể canh Mua vùng 59. Stp ngay đáy gần nhất 58.5. Chốt lời ngay vùng đỉnh gần nhất 60.

Lưu ý:

– Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Quý Nhà Đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.

– Luôn ưu tiên quản trị vốn để tối thiểu hóa rủi ro và từ đó có thể kiếm lợi nhuận một cách bền vững từ thị trường.

– Quý Nhà Đầu tư nên tìm kiếm một đội tư vấn, phân tích, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường. Đừng ngừng ngại liên hệ cho chúng tôi – Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi.

Quý NĐT có nhu cầu tìm hiểu thị trường Hàng hóa, vui lòng liên hệ hotline: 0797187779, link Telegram. Hoặc truy cập website: https://dautuhanghoa.vn

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả