menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Gia Cát Lợi Pro

Phân tích nhóm nguyên liệu công nghiệp ngày 15/03/2022: Giá ca cao chịu áp lực do lo ngại tình hình Nga - Ukraine

Giá ca cao đang chịu áp lực do lo ngại việc Nga xâm lược Ukraine sẽ hạn chế việc đi lại bằng đường hàng không khắp châu Âu và làm hạn chế nhu cầu ca cao nghiền tại các sân bay.

CÀ PHÊ

Nhóm hàng cà phê

Giá cà phê thế giới

- Cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 20 USD, giao dịch tại 2.115 USD/tấn. Robusta kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 9 USD, giao dịch tại 2.081 USD/tấn

- Cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US – New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 3.15 Cent, giao dịch tại 218.80 Cent/lb. Giá Arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 3.05 Cent, giao dịch tại 218.35 Cent/lb.

- Trữ lượng tồn kho ở hai sàn diễn biến trái chiều. Cà phê các nước Mỹ Latinh liên tục chảy về sàn New York, làm giảm thiểu nỗi lo thiếu hụt nguồn cung. Sàn London chưa nhận được đăng ký bổ sung sản lượng tồn kho do các nước sản xuất chưa tiến hành thu hoạch cà phê.

- Thời tiết ở Brazil có thể mát mẻ hơn, giảm bớt các tổn hại cho cây cà phê do hạn hán gây ra. Chi phí đầu vào đang là trở ngại lớn cho các nhà xuất khẩu cà phê ở Brazil. Năng suất sản xuất cà phê cho mùa vụ tiếp theo ở nước này không được đảm bảo.

- Sự chuyển dịch dòng vốn của các nhà đầu tư đang gây sức ép cho giá cà phê robusta do vị thế mua phát sinh khá lớn trong phiên giao dịch vừa qua.

- Theo báo cáo của Cục Hải quan, xuất khẩu cà phê sang Nga đang ở mức cao. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu Việt Nam đang lo ngại khả năng thanh toán của Nga đối với các đơn hàng đã giao và chuẩn bị giao.

- Giá cước vận chuyển tiếp tục tăng, đồng thời tình trạng thiếu hụt container vẫn đang diễn ra ở quy mô lớn. Do đó, giá xuất khẩu cà phê tăng đáng kể.

- Lượng tồn kho ở sàn ICE London đã tăng lên đáng kể trong hai tuần vừa qua. Điều này hỗ trợ giá cà phê, khiến mặt hàng này không bật tăng quá mạnh trong giai đoạn biến động của thị trường dầu thô.

- Brazil lo ngại nguồn cung phân bón thiếu hụt do các lệnh trừng phạt đối với Nga và Belarus, nơi cung cấp 80% lượng phân bón cho Brazil. Chi phí đầu vào tăng cao sẽ khiến giá cà phê tăng trong tương lai.

- Tỷ giá đồng Real tăng liên tiếp cũng khiến người trồng cà phê ở Brazil giảm bán mặc dù mùa vụ Robusta lớn sẽ bước vào thu hoạch vụ mùa mới.

- Đồng Dollar phục hồi gây sức ép thanh lý lên các hợp đồng cà phê robusta, vốn là kênh trú ẩn an toàn khi nền kinh tế suy thoái.

- Cà phê Robusta Việt Nam bổ sung nguồn cung khi bước vào vụ thu hoạch. Giá cà phê Robusta sẽ giảm trong ngắn hạn. Ngoài ra, giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục chịu áp lực từ rủi ro giá cà phê thế giới giảm, khi Brazil đang có nguồn cung khá lớn.

Giá cà phê trong nước

- Tại Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc, cà phê giao dịch ở mức 40.200 đ/kg.

- Tại Cư M’gar (Đắk Lắk),cà phê giao dịch ở mức 40.800 đ/kg.

- Tại Ea H’leo (Đắk Lắk) và Buôn Hồ (Đắk Lắk), cà phê giao dịch ở mức 40.700 đ/kg.

- Tại Gia Nghĩa và Đắk R’lấp ( Đắk Nông), cà phê giao dịch ở mức 40.700 đ/kg và 40.600 đ/kg.

- Tại Chư Prông tỉnh Gia Lai cà phê giao dịch ở mức 40.700 đ/kg

GÓC NHÌN KỸ THUẬT

Cà phê Arabica tháng 5

Biểu đồ D1 (Hình minh họa biểu đồ)

Phân tích nhóm nguyên liệu công nghiệp ngày 15/03/2022: Giá ca cao chịu áp lực do lo ngại tình hình Nga - Ukraine

- Cà phê Arabica trong phiên giao dịch hôm qua giảm điểm phiên thứ 4 liên tiếp. Xu hướng thị trường là xu hướng giảm. Khả năng giá sẽ tiếp tục giảm về vùng 200 trong ngắn hạn.

- Quý nhà đầu tư nên ưu tiên mở vị thế bán sau khi giá có nhịp điều chỉnh.

- Kháng cự hiện tại: 218

- Hỗ trợ hiện và tại: 215

Cà phê Robusta tháng 5

Biểu đồ D1 (Hình minh họa biểu đồ)

Phân tích nhóm nguyên liệu công nghiệp ngày 15/03/2022: Giá ca cao chịu áp lực do lo ngại tình hình Nga - Ukraine

- Cà phê Robusta trong phiên giao dịch hôm qua kiểm tra vùng 2095 lần thứ 3. Giá tiếp tục giằng co ở vùng hỗ trợ này. Xu hướng thị trường đang ở giai đoạn hình thành xu hướng tăng. Tuy nhiên, thị trường cần phiên xác nhận trước khi di chuyển đúng xu hướng.

- Quý nhà đầu tư đã mở vị thế mua trong tuần qua có thể tiếp tục nắm giữ để kỳ vọng giá tăng về vùng kháng cự phía trên. Tuy nhiên, quý nhà đầu tư vẫn nên lưu ý quản trị nguồn vốn của mình trong giai đoạn biến động khó lường hiện nay.

- Kháng cự hiện tại: 2155

- Hỗ trợ hiện tại: 2095

ĐƯỜNG

- Đường trên sàn ICE US – New York kỳ hạn giao tháng 5 giảm 0.11 USD, đang giao dịch ở mức 19.13 điểm. Đường kỳ hạn giao tháng 7 giảm 0.09 USD, đang giao dịch ở mức 19.10 điểm.

- Nhu cầu tiêu thụ ethanol giảm khi giá dầu thô đang ở mức thấp. Điều này cho thấy sản xuất ethanol là công cụ sử dụng tạm thời để cân bằng giá dầu tại Ấn Độ. Giá đường thô được hỗ trợ bởi lượng đường dành cho xuất khẩu tăng cao hơn.

- Các nhà máy đường Ấn Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu đường số lượng lớn, do giá toàn cầu tăng cao và đồng rupee yếu khiến doanh số bán hàng ở nước ngoài trở nên béo bở.

- Xuất khẩu tăng từ nhà sản xuất đường có thể kiểm tra đà tăng của giá toàn cầu, vốn được thúc đẩy bởi giá dầu thô tăng đột biến và sản lượng thấp hơn ở nhà xuất khẩu hàng đầu Brazil.

- Ấn Độ chủ yếu bán đường thô cho các nước châu Á như Indonesia và Bangladesh, nhu cầu đường ở các nước này tăng lên trước tháng lễ Ramadan của người Hồi Giáo. Theo Meir Commodities Ấn Độ, các nhà xuất khẩu đang kiếm được nhiều tiền hơn so với lượng tiêu dùng nội địa.

- Đồng Rupee giảm giá xuống mức thấp kỷ lục trong tuần này, làm tăng tỷ suất lợi nhuận của các nhà xuất khẩu từ các hoạt động bán hàng ở nước ngoài.

- Tổ chức ISO cắt giảm ước tính thâm hụt đường toàn cầu do mưa thường xuyên ở Brazil đã hỗ trợ năng suất sản xuất đường.

- Mỹ và Châu Âu đã ban hành các lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga, mở ra cơ hội phát triển ethanol của các nước có nền tảng xuất khẩu đường như Brazil và Ấn Độ. Giá đường tăng vọt ngay sau động thái này của phe đối lập với Nga trong bối cảnh xung đột vv

- Ukraine hôm qua đã đình chỉ xuất khẩu một số mặt hàng do lo ngại thiếu lương thực tại nước này. Động thái này khiến cho giá đường tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh sản lượng lương thực khan hiếm trên toàn cầu.

- ISMA cho biết, xuất khẩu đường ở Ấn Độ thiết lập mức sản lượng đạt kỷ lục nhờ thời tiết thuận lợi. Đồng thời, lượng đường chuyển sang sản xuất ethanol tăng cùng với nhu cầu trong nước cao hơn và xuất khẩu kỷ lục sẽ làm giảm lượng dự trữ vào đầu mùa vụ mới.

GÓC NHÌN KĨ THUẬT

Đường tháng 5

Biểu đồ D1 (Hình minh họa biểu đồ)

Phân tích nhóm nguyên liệu công nghiệp ngày 15/03/2022: Giá ca cao chịu áp lực do lo ngại tình hình Nga - Ukraine

- Đường trong phiên giao dịch hôm qua có nhịp điều chỉnh giá trong vùng đi ngang 19.10 – 19.40. Xu hướng chính của thị trường chưa hình thành rõ ràng, nhưng khả năng giá vẫn sẽ tiến về vùng kháng cự trong ngắn hạn.

- Quý nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài quan sát thị trường, lưu ý đặt việc quản trị rủi ro lên hàng đầu.

- Kháng cự hiện tại: 19.40

- Hỗ trợ hiện tại: 19.00

COTTON

- Cotton trên sàn ICE US – New York kỳ hạn giao tháng 5 giảm 2.26 Cent, đang giao dịch ở mức 118.77 điểm. Cotton kỳ hạn giao tháng 7 giảm 1.67 Cent, đang giao dịch ở mức 115.12 điểm.

- Sợi bông vẫn ổn định tại các thị trường Bắc Ấn Độ ngày do nhu cầu chậm lại trước lễ hội Holi và năm tài chính hàng năm sắp kết thúc. Công nhân sẽ về quê trong vài ngày để ăn mừng lễ hội Holi, sản lượng của các ngành công nghiệp cotton sẽ giảm sút. Thị trường hiện dự kiến ​​sẽ trở lại trạng thái bình thường chỉ trong tháng Tư.

- Giá sợi bông vẫn ổn định do thương mại ở thưa thớt. Các nhà giao dịch đang có tâm trạng thoải mái vì họ không bị bất ngờ trước xu hướng thị trường hiện tại.

- Các nhà giao dịch cho biết việc đóng cửa tài chính cũng là một nguyên nhân khiến nhu cầu chậm hơn do người mua và người bán bận rộn điều chỉnh tài khoản và tài chính của họ.

- Theo dữ liệu từ Văn phòng Quản lý Thương mại Quốc tế về Dệt may và Hàng may mặc (OTEXA), người tiêu dùng Hoa Kỳ dành nhiều thu nhập tùy ý hơn cho hàng hóa so với dịch vụ trong bối cảnh giới hạn COVID-19 đang diễn ra.

- Ngành sản xuất cotton ở Uzbekistan đã chính thức quay trở lại bản đồ cung cấp bông sợi cho thị trường thế giới. Nạn cưỡng bức lao động ở trẻ em đã chấm dứt hoàn toàn. Nguồn cung thế giới tăng sẽ hỗ trợ giảm giá cotton, thúc đẩy phát triển cho ngành may mặc toàn cầu.

- Dự báo cung cầu tháng 3 của Mỹ không có thay đổi đáng kể so với tháng trước. Tồn kho cotton giảm so với tháng trước do sự sụt giảm nguồn cung ở Ấn Độ. Tuy nhiên, sản lượng thiếu hụt này sẽ được bù đắp bởi lượng hàng nhập khẩu từ Mexico.

- Nguyên liệu công nghiệp đã bắt đầu thấm đòn trước lệnh cấm nhập khẩu dầu thô Nga của Mỹ. Giá cước vận chuyển và container thúc đẩy giá tăng cao hơn. Các yếu tố hỗ trợ giá như quy mô gieo trồng và thời tiết không còn đóng vai trò quan trọng trước tình hình thiếu phân bón ở thời điểm hiện tại.

- Giá dầu tăng mạnh đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng đối với ngành hàng thời trang. Nhu cầu về thời trang có thể sẽ bị cắt giảm để bù đắp chi phí năng lượng ở các nước, gây tác động tiêu cực đến ngành sản xuất cotton thế giới.

- Diện tích trồng cotton ở Mỹ tăng trong báo cáo của NCC, cho thấy đây sẽ là mùa vụ lớn trong năm 2022. Tuy nhiên, USDA sẽ không đưa ra báo cáo của mình trước tháng 4. Do đó, thị trường cotton khả năng sẽ được hỗ trợ giảm giá trong ngắn hạn.

- Các nhà nhập khẩu cotton đã hủy các đơn đặt hàng trong tuần qua. Ước tính tổn thất thương mại hơn 1 tỷ USD cơ nguy cơ diễn ra nếu cuộc xung đột Nga và Ukraine vẫn tiếp tục xảy ra. Điều này khiến giá quay đầu giảm mạnh vào phiên giao dịch cuối tuần qua.

- Đồng Dollar có tác động không nhỏ đối với ngành bông sợi. Ngay sau khi chỉ số Dollar tăng, giá bông cũng đã có một mức tăng đáng kể. Theo các nhà phân tích, giá bông dự báo sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn bởi sức ép của chỉ số Dollar và lãi suất.

- Ngành bông của Uzbekistan có thể sẽ được đưa trở lại bản đồ nguồn cung thế giới sau khi loại bỏ hoàn toàn lao động trẻ em và lao động cưỡng bức. Đây là tín hiệu tốt để hỗ trợ giá cotton trong giai đoạn thiếu dự trữ, thừa nguồn cung gần đây.

- USDA sẽ công bố doanh số xuất khẩu hiện tại của mình vào ngày thứ 5 tuần này. Dữ liệu tuần trước cho thấy doanh số bán hàng cao. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh đó đã được thực hiện trước khi Nga xâm lược Ukraine, vì vậy các nhà giao dịch đang rất cẩn trọng trong việc cân bằng giữa lợi ích và rủi ro trong giai đoạn này.

- Các thị trường tài chính rơi vào tình trạng lo ngại một cuộc xung đột kéo dài và các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế Nga của châu Âu. Giá bông kỳ hạn tháng 5 giao dịch trong ngày biến động với biên độ lớn.

- Giá phân bón toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục, một phần do giá khí đốt tự nhiên được sử dụng trong sản xuất tăng vọt.

- Nhu cầu bông toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng. Một số diện tích được trồng trước đây trong các mẫu ngô có thể sẽ được trồng thay thế bằng bông.

GÓC NHÌN KĨ THUẬT

Cotton tháng 5

Biểu đồ D1 (Hình minh họa biểu đồ)

Phân tích nhóm nguyên liệu công nghiệp ngày 15/03/2022: Giá ca cao chịu áp lực do lo ngại tình hình Nga - Ukraine

- Giá cotton trong phiên giao dịch hôm qua đã có nhịp điều chỉnh ở vùng 121. Đây là phiên trả điểm của thị trường, nhưng có thể thấy lực bán của thị trường yếu. Khả năng giá sẽ tăng trong ngắn hạn.

- Quý nhà đầu tư có thể mở vị thế mua sau khi giá đã điều chỉnh và lưu ý ưu tiên quản lý vốn chặt chẽ ở thời điểm biến động ở hiện tại.

- Kháng cự hiện tại: 121

- Hỗ trợ hiện tại: 117.50

CACAO

- Ca cao trên sàn ICE US – New York kỳ hạn tháng 5 giảm 9 USD, giao dịch ở mức 2.611 điểm. Cacao kỳ hạn tháng 7 giảm 9 USD, giao dịch ở mức 2.640 điểm.

- Đồng Bảng Anh đang ở mức thấp nhất so với đồng Dollar, điều này thúc đẩy ca cao được định giá theo đồng Bảng Anh.

- Các nhà sản xuất dự kiến ​​sẽ tăng giá trong năm nay do chi phí ca cao từ các nhà xuất khẩu như Bờ Biển Ngà cao hơn.

- Nhu cầu ca cao ở Mỹ tăng trong đại dịch COVID-19 và các nhà sản xuất ca cao ở Bờ Biển Ngà và Tây Phi đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu đó.

- Việc thúc đẩy các cuộc gặp với các bạn hàng mới ở Trung Đông gần đây có thể sẽ mang lại kết quả cho xuất khẩu ca cao ở Ghana nói riêng và Tây Phi nói chung.

- Lượng mưa ở Bờ Biển Ngà được cải thiện trong tuần vừa qua sẽ thúc đẩy sự phát triển triển của cây ca cao về cả chất lượng và quy mô sản xuất trong mùa vụ giữa tháng 4 và tháng 9.

- Nhà nhập khẩu Pháp dự kiến sẽ gia tăng lượng tồn kho để mở rộng cơ sở sản xuất ca cao của mình.

- Bờ Biển Ngà sẽ khởi động dự án truy xuất hạt ca cao từ nông trại đến thị trường nhằm ứng phó với các vấn đề liên quan đến phá rừng và lao động trẻ em. Điều này sẽ giảm thiểu các tác động lên môi trường, đồng thời thúc đẩy hướng phát triển mới của các nhà xuất khẩu ca cao.

- Việc cắt giảm lực lượng lao động trẻ em đột ngột sẽ khiến sản lượng thu hoạch ca cao giảm, tác động xấu đến giá thành ca cao cho đến khi vấn đề lao động tại các khu vực sản xuất được giải quyết.

- Dữ liệu mới nhất được thu thập từ vệ tinh cho thấy, diện tích rừng ở Tây Phi đang dần bị thay thế bởi cây ca cao bất chấp cam kết đã ký từ năm 2019. Khả năng ngành sản xuất và tiêu thụ ca cao sẽ rơi vào tình trạng thiếu cầu, dư cung.

- Các nhà nhập khẩu đang được yêu cầu truy xuất nguồn gốc vùng ca cao nguyên liệu để kiểm soát sản lượng thu hoạch, nhằm tránh tiêu thụ các sản phẩm được tạo bởi nạn phá rừng. Đây sẽ là rào cản, thúc đẩy giá ca cao tăng trong dài hạn.

- Các nhà nhập khẩu ca cao đang xây dựng kế hoạch hỗ trợ tài chính cho các nhà xuất khẩu, tạo động lực để tăng năng suất cây trồng với nỗ lực làm giảm giá ca cao trong tương lai. Điều này diễn ra sẽ giúp ca cao Tây Phi thiết lập nền giá mới, phù hợp với tình hình cung cầu hơn.

- Theo ICCO, ngành ca cao đã bị ảnh hưởng bởi sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng, áp lực lạm phát và phí vận chuyển đang tăng phi mã khiến cho sự phục hồi của ca cao gặp phải trở ngại lớn.

- Giá ca cao đang chịu áp lực do lo ngại việc Nga xâm lược Ukraine sẽ hạn chế việc đi lại bằng đường hàng không khắp châu Âu và làm hạn chế nhu cầu ca cao nghiền tại các sân bay.

GÓC NHÌN KĨ THUẬT

Ca cao tháng 5

Biểu đồ D1 (Hình minh họa biểu đồ)

Phân tích nhóm nguyên liệu công nghiệp ngày 15/03/2022: Giá ca cao chịu áp lực do lo ngại tình hình Nga - Ukraine

- Ca cao trong phiên giao dịch hôm qua có phiên giảm điểm thứ 2 sau khi điều chỉnh giá về vùng 2630. Kết phiên, thị trường đóng bằng cây nến từ chối mua, dấu hiệu này cho thấy động lực giảm của thị trường đang tiếp diễn. Khả năng giá sẽ tiếp tục giảm trong phiên giao dịch hôm nay.

- Quý nhà đầu tư có thể mở vị thế bán sau khi giá đã điều chỉnh. Luôn ưu tiên đặt quản trị rủi ro tài khoản lên hàng đầu để đảm bảo nguồn vốn đầu tư của mình.

- Kháng cự hiện tại: 2630

- Hỗ trợ hiện tại: 2580

CAO SU

- Khi giá dầu giảm, cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ sẽ rẻ hơn và người sử dụng cao su có thể lựa chọn giữa cao su tổng hợp và cao su tự nhiên, hỗ trợ giảm giá cao su tự nhiên xuống. Những nỗ lực giảm giá dầu thô của Mỹ đã có chuyển biến tích cực, thị trường cao su được hỗ trợ tích cực về giá sẽ thúc đẩy nhu cầu cao su trở lại trên toàn cầu.

- Luật mới và sắp tới ở EU và Hoa Kỳ sẽ yêu cầu các công ty nhập khẩu cao su nhận biết được xuất xứ nguồn cung của họ và đảm bảo chúng không có nguồn gốc từ việc phá rừng hoặc vi phạm nhân quyền. Điều này sẽ gây sức ép lên việc gia tăng sản lượng cao su, thậm chí có thể thu hẹp sản lượng khai thác, do đó giá cao su càng bị đẩy lên cao hơn.

- Các hãng xe ở Châu Âu đang tháo chạy khỏi Nga, điều này có thể khiến giá cao su tăng mạnh bởi các chi phí liên quan đến giá cước vận chuyển tăng cao hơn trong thời gian sắp tới.

- Cục Dự trữ liên bang Mỹ sẽ cắt giảm các biện pháp kích thích tiền tệ. Điều này sẽ làm giảm tốc độ phục hồi kinh tế, gây sức ép lên nhu cầu tiêu thụ cao su, khiến giá cao su quay đầu giảm.

- Giá cao su thiên nhiên tăng mạnh trong thời gian qua khiến thị trường này chững lại trong thời gian dài. Việc thiếu nguồn cung trong giai đoạn này sẽ gây tác động xấu đến triển vọng phát triển toàn ngành.

- Các gói cứu trợ giá cao su được các nước tung ra nhằm cải thiện sản lượng cao su trong thời gian tới kỳ vọng sẽ tác động tích cực cho thị trường này.

GÓC NHÌN KĨ THUẬT

Cao su tháng 5

Biểu đồ D1 (Hình minh họa biểu đồ)

Phân tích nhóm nguyên liệu công nghiệp ngày 15/03/2022: Giá ca cao chịu áp lực do lo ngại tình hình Nga - Ukraine

- Cao su trong phiên giao dịch hôm qua có nhịp tăng khá tốt sau khi điều chỉnh giảm với lực bán mạnh của thị trường.

- Đây là ngày thứ 6 liên tiếp điều chỉnh giá tại vùng kháng cự 250. Trong ngắn hạn, giá cao su khả năng vẫn sẽ tiếp tục đi ngang tại vùng này.

- Giá cao su chịu trực tiếp bởi các biến động từ dầu thô. Quý nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn trong những quyết định ngắn hạn của mình, tránh mắc phải những rủi ro trong đầu tư không đáng có.

- Quý nhà đầu tư ưu tiên mở vị thế mua cho chiến lược dài hạn bởi nhu cầu cao su vẫn ở mức cao và tình trạng thiếu hụt nguồn cung chưa được giải quyết.

- Kháng cự hiện tại: 250

- Hỗ trợ hiện tại: 227.50

Lưu ý:

– Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Quý Nhà Đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.

– Luôn ưu tiên quản trị vốn để tối thiểu hóa rủi ro và từ đó có thể kiếm lợi nhuận một cách bền vững từ thị trường.

– Quý Nhà Đầu tư nên tìm kiếm một đội tư vấn, phân tích, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường. Đừng ngừng ngại liên hệ cho chúng tôi – Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi qua thông tin bên dưới.

Quý NĐT có nhu cầu tìm hiểu thị trường Hàng hóa, vui lòng liên hệ hotline: 0797187779, link Telegram. Hoặc truy cập website: https://https://dautuhanghoa.vn

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Gia Cát Lợi Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả