Phân tích nhóm ngành đầu tư công
Phân tích nhóm ngành đầu tư công
- Những gói phục hồi kinh tế của nhóm ngành đầu tư công 347.000 tỷ đồng
+ Gói 1 nâng cao năng lực kinh tế 60.000 tỷ đồng : dành 14,000 tỷ đồng để đầu tư, xây mới, cải tạo, nâng cấp hiện đại hóa hệ thống y tế và 46,000 tỷ đồng để nhập khẩu vắc xin và thiết bị vật tư… phục vụ phòng chống dịch.
+ Gói 2 hỗ trợ an sinh xã hội 53.150 tỷ đồng, với quy mô 53,150 tỷ đồng trong đó dành 8,150 tỷ đồng nhằm đảm bảo ASXH, lao động, việc làm và dành khoảng 6,600 tỷ đồng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động;
+ Gói 3 hỗ trợ doanh nghiệp 110.000 tỷ đông : Quy mô 110 nghìn tỷ đồng bằng biện pháp hỗ trợ lãi suất 2% trong 2 năm 2022-2023 bằng Ngân sách Nhà nước thông qua hệ thống NHTM, NHNN phấn đấu giảm lãi suất từ 0.5-1% trong 2 năm
+ Gói 4 phát triển cơ cấu hạ tầng 113.850 tỷ dồng : Phát triển hạ tầng từ bắc vào nam và một số giao thông trọng điểm như cao tốc Bắc – Nam , cao tốc biên hòa ( vũng tàu ) , Cao tốc khánh hòa , cao tốc hòa bình , cao tốc ninh bình – hòa bình . Giao thông có Cầu cửa đại quảng ngãi , nâng cấp quốc lộ 4b ,
+ Gói 5 gói phi tiền tệ : Mục tiêu của Gói bao gồm: hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, nâng cao môi trường đầu tư kinh doanh;
+ Hỗ trợ quỹ tài chính ngoài NSNN 10.000 Tỷ đồng
NHỮNG NHÓM NGÀNH HƯỞNG LỢI
• Ngành Thép (HPG, HSG, NKG, SMC) : nhờ các gói giải ngân vốn đầu tư công, tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng và hoạt động xây dựng phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát kèm theo giá nguyên vật liệu giảm dần nhóm ngành thép cải thiện thời gian sắp đến
• Xi măng (HT1,) HT1 tiếp tục là doanh nghiệp triển vọng trong ngành nhờ chất lượng mỏ đá vôi và vị trí gần các công trình giao thông trọng điểm như Cao tốc Bắc - Nam, Cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Cảng hàng không quốc tế Long Thành,… giúp giảm chi phí vận chuyển và nâng cao biên lợi nhuận.
• Nhựa đường (PLC) : Chiếm 25-30% thị phần nhựa đường Việt Nam với tổng công suất gần 400,000 tấn/năm và 7 nhà máy phủ sóng toàn quốc. Các dự án đầu tư công cầu đường tạo động lực tăng trưởng mảng nhựa đường của PLC Dự án cao Tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đẩy mạnh tiến độ, tạo động lực tăng trưởng20% yoy trong năm 2022. Dự án cao tốc Bắc – Nam tạo động lực tăng trưởng dài hạn (trung bình +25% yoy , trong giai đoạn 2022-2025.
• Xây dựng hạ tầng (C4G, VCG, FCN, CTI, LCG, HUT) mỗi công ty có những nhóm ngành có những thế mạnh khác nhau,
• Xây dựng thương mại (CTD, HBC) : Ngành xây dựng sẽ phục hồi song song với sự phục hồi của nguồn cung Bất động sản trong các năm tới. HBC là đối tác tin cậy của các chủ đầu tư lớn như Vinhomes, Novaland, Keppel Land… và các chủ đầu tư này dự kiến sẽ triển khai nhiều đại dự án mới
• Giao thông thông minh (ELC) ELC chiếm thị phần thứ hai trong phân khúc Giao thông thông minh, kỳ vọng hoạt động kinh doanh của ELC sẽ tăng trưởng mạnh trong 2 năm tới nhờ Chính phủ tập trung đầu tư vào Giao thông thông minh cho hạ tầng đường bộ. Công ty có kế hoạch phát triển dự án tại khu đất vàng 18 Nguyễn Chí Thanh vào năm 2022. Ngoài ra, ELC còn sở hữu một số dự án bất động sản khác: tòa nhà VFT, 02 dựán đất nền (22,000 m2), 01 khu công nghiệp.
• Điện (PC1) Mảng xây lắp điện duy trì triển vọng tích cực trong trung – dài hạn, nhờ nhu cầu đầu tư hạ tầng năng lượng duy trì tại mức cao, trung bình 9.5 tỷ USD/năm theo Dự thảo Quy hoạch điện 8. Triển vọng khả quan với mảng điện tái tạo khi các nhà máy điện gió đấu nối thành công trong 2021, góp phần tăng thêm công suất 144 MW, ước tính đóng góp gần 40 tỷ VND trong 2022.
• BĐS (DIG, CEO, NLG…)
• BDS KCN (KBC, VGC, IDC, SZC…)
Lưu ý: Mọi thông tin đều mang tính chất tham khảo. 24HMoney không chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư khi sử dụng những thông tin này. |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận