Phân tích mã cổ phiếu POW
Phân tích cơ bản của team PPF về mã chứng khoán POW
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán POW - sàn HOSE) là một công ty con thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN. Công ty này được thành lập vào năm 2007 và được chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần từ năm 2018.
POW hoạt động chính trong các lĩnh vực:
-Sản xuất, truyền tải và phân phối điện;
-Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (không bao gồm kinh doanh bất động sản)
-Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
-Lắp đặt hệ thống điện: lắp đặt hệ thống điện tại các công trình xây dựng;
-Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
-Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính: Đầu tư, cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin;
-Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác
-Hoạt động tư vấn quản lý: Cung cấp dịch vụ quản lý dự án cho các dự án điện, dịch vụ tư vấn cho các công trình điện.
Tình hình sản xuất điện ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được tốc động tăng trưởng của nhu cầu tiêu thụ. Theo EVN, tình hình cung ứng điện từ tháng 6 - 9/2020 sẽ gặp rất nhiều khó khăn, lượng nước về các hồ thủy điện tiếp tục kém, trong khi đó nắng nóng khả năng sẽ xuất hiện sớm. Do nước về các hồ thủy điện kém, nên dù phương án tăng trưởng phụ tải cao hay thấp, sản lượng thủy điện huy động được trong mùa khô dự kiến vẫn thấp hơn khoảng 5.3 tỷ kWh so với kế hoạch. Chính vì vậy, để đảm bảo cung cấp điện, EVN sẽ khai thác cao nhiệt điện than, với sản lượng dự kiến khoảng 71.6 tỷ kWh, cao hơn 2.4 tỷ kWh so với kế hoạch.
Do tình trạng thiếu hụt nguồn cung, cũng như tiến độ xây dựng không theo kịp quy hoạch đã phê duyệt, các nhà máy nhiệt điện có hiệu suất ổn định như POW được ưu tiên huy động để cung cấp sản lượng.
Trước nhu cầu lớn và tình trạng thiếu điện như vậy, các doanh nghiệp như POW vẫn còn rất nhiều dư địa tăng trưởng nếu hoạt động hiệu quả.
Doanh thu chính của POW là từ sản xuất điện với tỷ trọng chiếm 95.3% trong cơ cấu doanh thu của tổng công ty. Vào tháng 10 năm 2019, POW đã thoái vốn toàn bộ số vốn đầu tư tại Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Bắc Kạn nên nhà máy điện Nậm Cắt đã không còn đóng góp vào tổng công ty từ thời điểm đó. Trong các nhà máy sản xuất của tổng công ty, tỷ trọng sản xuất lớn từ các nhà máy nhiệt điện, trong đó sản lượng đóng góp lớn nhất từ nhà máy Cà Mau, tiếp đến là Vũng Án.
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) ghi nhận sản lượng Q2/20 đạt 5,6 tỉ kWh điện (-6,4%) trong khi giá bán điện bình quân (ASP) giảm 16,7% do các biện pháp giãn cách xã hội trong tháng 4 đã hạn chế hoạt động kinh tế và giảm nhu cầu tiêu thụ điện. Do đó, doanh thu Q2/20 giảm 22,0% xuống còn 7.708 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng Q2/20 tăng 7,7% đạt mức 842 tỷ đồng nhờ:
1) tỷ suất biên lợi nhuận gộp tăng 3,5% do chi phí nguyên vật liệu đầu vào giảm 20,1%
2) thu nhập tiền gửi tiết kiệm tăng 78,0%
3) chi phí lãi vay giảm 30,6%.
Chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2020 của POW ước đạt 34,208 tỷ VND (-3.4%) do sản lượng điện sản xuất của nhà máy Nhơn Trạch 1 bị ảnh hưởng lớn do sản lượng khí cung cấp từ PVGas suy giảm và PVGas không cam kết cung cấp khí bổ sung. Tuy nhiên, sản lượng từ Vũng Áng được kỳ vọng sẽ gánh bớt phần thiếu hụt từ Nhơn Trạch 1. Tuy nhiên dù doanh thu giảm, lợi nhuận sẽ được cải thiện đạt 3,529 tỷ VND (+24.4%) do không có chi phí bất thường từ khoản trích lập dự phòng. Ngoài ra, chi phí lãi vay cũng giảm dần sẽ không còn gây áp lực lên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.
Dựa trên dự phóng lợi nhuận nếu trên, chúng tôi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và đưa ra mức giá mục tiêu của cổ phiếu POW ở mức 11.5-11.6 nghìn đồng/cổ phiếu. Qua đó, khuyến nghị tiếp tục nắm giữ mã cổ phiếu này.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận