Phân tích mã cổ phiếu BID
Team PPF nhận định BID là một mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới, vì vậy các nhà đầu tư có thể cân nhắc bổ sung BID vào danh mục đầu tư của mình.
1. Tình hình kinh doanh:
Lợi nhuận ròng Quý 1 giảm 29% khi tăng trưởng tín dụng chậm lại và chi phí dự phòng tăng lên:
—Lợi nhuận sau thuế Quý 1/2029 đạt 1,444 tỷ đồng (giảm 29% YoY / 52% QoQ) khi tăng trưởng tín dụng có phần giảm tốc và dự phòng rủi ro tín dụng phòng tín dụng tăng lên. Trong bối cảnh hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn trong đầu năm, BIDV ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng chỉcòn 8.1% YoY so với tăng trưởng 12.2% YoY trong Quý 4/2019, trong khi đó tăng trưởng cho vay khách hàng cũng chậm lại ở mức 7.9% YoY từ mức 13,0% YoY của Quý 4/2019
Lợi nhuận trước thuế Quý 2 tăng 21% YoY:
Tính từ đầu năm, BIDV tích cực phát hành trái phiếu, số dư phát hành giấy tờcó giá đến 1H20 đạt 85,495 tỷ đồng (+26%QoQ, +75% YoY). Theo số liệu của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, BIDV đứng đầu danh sách trong nhóm ngân hàng về phát hành trái phiếu, chiếm 35,5% giá trị trái phiếu phát hành toàn ngành với tổng giá trị phát hành thành công trong 6 tháng đầu năm là 16.602 tỉ đồng sau 27 đợt phát hành. Loại trái phiếu BIDV phát hành là trái phiếu trung và dài hạn, lãi suất bình quân khoảng 7,2 -8%/năm.
Quản trị: Nhà đầu tư chiến lược mới:
Đối tác chiến lược Hàn Quốc KEB Hana Bank đã chính thức trở thành nhà đầu tư của BID kể từ tháng 10 năm 2019, trị giá hơn 20 nghìn tỷ, qua đó khuếch đại vốn cấp 1 của ngân hàng. Trong đó, thặng dư vốn là 14 nghìn tỷ đồng. Với số vốn mới, ngân hàng đã đáp ứng CAR yêu cầu Basel II, tăng tốc xử lý nợ xấu, và được hưởng lợi từ một nguồn vốn-giá thấp.
Sau thỏa thuận này, cơ cấu cổ đông của BID bao gồm: 81% đại diện sở hữu bởi NHNN, 15% sở hữu bởi KEB Hana Bank. NHNN sẽ tiếp tục giữ mức cổ phần kiểm soát tại BID (cũng như tại các ngân hàng quốc doanh khác) để tạo điều kiện thực hiện các công cụtiền tệ và đảm bảo các mục tiêu kinh tế qua trọng khác (như điều tiết thị trường ngoại hối). Về phía ngân hàng, BID cũng được hưởng lợi khi là một ngân hàng quốc doanh, như: 1) huy động tiền gửi từ cá nhân, do sự an toàn của ngân hàng, uy tín và tên tuổi (thể hiện qua tỷ lệ CASA năm 2019 là17,2%); 2) huy động vốn chi phí thấp từ các tổ chức quốc doanh khác; và 3) nguồn khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước lớn. Ngược lại, ngân hàng sẽphải giảm mức lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của chính phủ.
Về thanh khoản:
Trong bảng trên là tính mức chênh lệch thanh khoản giữa tài sản và nợ phải trả theo kỳ hạn của năm tài chính 2019. Theo đó, ngân hàng có thể sẽ phải tăng thêm các nguồn huy động để bổ sung nguồn vốn ngắn và trung hạn (dưới 12 tháng). Tuy nhiên, chúng ta xem xét đây là một nguy cơ nhỏ vì NHNN đang giới hạn tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (tham khảo Thông tư 22/2019/TT-NHNN). Trong Thông tư 22, NHNN vạch ra lộ trình 3 năm để giảm dần tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn từ 40% xuống 37% kể từ ngày 1/10/2020; xuống 34% vào 1/10/2021; và xuống 30% từ1/10/2022 trở đi. Bên cạnh đó, chúng tôi xem xu hướng tăng chung về chi phí huy động dẫn đến tình trạng thiếu vốn dài hạn là rủi ro không đáng kể.
Độ nhạy rủi ro lãi suất:
Trong năm 2020, NHNN có thể sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành căn cứ trên:
1) mức lạm phát tương đối thấp hiện tại và lạm phát kỳ vọng;
2) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như giảm lãi suất cho vay của các lĩnh vực ưu tiên. Tuy nhiên, việc chính sách tiền tệ chuyển hướng sang nới lỏng có thể đã dẫn đến lạm phát cao hơn, với mức lạm phát thực tế đã tăng kể từ tháng 11/2019.Do đó, khả năng cắt giảm trong năm nay là thấp. Đồng thời, các công cụ tiền tệ đang được tích cực vận hành để đối phó với khả năng suy thoái kinh tế do sự bùng phát và lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19. Tương ứng, lãi suất liên ngân hàng có xu hướng thể hiện phản ứng tức thì đối với chính sách tiền tệ dù chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Dựa trên mức chênh lệch tài sản và nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất vào cuối năm 2019, BID sẽ hưởng lợi khi NHNN tăng lãi suất điều hành, thay vì là cắt giảm lãi suất.
2. Những điểm tiêu cực:
Chất lượng tài sản có dấu hiệu suy yếu:
Tính đến Quý 2, tỷ lệ nợ xấu đã tăng nhẹ lên 2.00% so với mức 1.74% của Q1 và 1.98% cùng kì. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu và nợ cần chú ý lại giảm xuống 3.81% từ mức 4.01% của Quý 1 do tỉ lệ nợ nhóm 2 giảm mạnh, xuống còn 1.81% tổng dư nợ so vơi 2.27% ở Quý 1. Chi phí tín dụng Quý 2 giảm xuống còn 4,101 tỷ đồng (-46% QoQ, -21% YoY), tương đương 0.36% tổng dư nợ so với mức 0.55% ở Quý 1. Tỉ lệ bao phủ nợ xấu giảm xuống còn 80% so với mức 86% ở Quý 1.
Thu nhập lãi thuần và chi phí tín dụng giảm:
Thu nhập lãi thuần giảm mạnh, đạt 6,950 tỷ đồng tương đương với mức giảm 24%YoY phần nào lí giải cho sự suy giảm của biên lãi thuần (NIM) xuống còn 1.97% trong Quý 2 từ mức 2.71% cùng kì. Các họa động ngoài lãi đem lại kết quả khả quan hơn khi doanh thu phí dịch vụ tăng 8% YoY, đạt 1,179 tỷ đồng; hoạt động đầu tư cùng ghi nhận lãi mạnh với đầu tư chứng khoán kinh doanh tăng gấp 5 lần cùng kì, đạt 241 tỷ đồng và đầu tư chứng khoán đầu tư gấp 6 lần cùng kì, đạt 797 tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) tăng lên 37% so với mức 35% trong cùng kỳ và 31% trong Quý 1. Chi phí tín dụng chỉ còn 4,101 tỷ, giảm 46% so với quý trước và 21% cùng kì, chỉ còn chiếm 48% trên tổng thu nhập hoạt động so với mức 53% trong Quý.
3. Về TA:
Từ những luận điểm phân tích, team PPF nhận định BID là một mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới, vì vậy các nhà đầu tư có thể cân nhắc bổ sung BID vào danh mục đầu tư của mình.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận