Phân tích mã cổ phiếu ACB - Ngân hàng TMCP Á Châu
Team PPF phân tích và đưa ra khuyến nghị mua đối với mã cổ phiếu ACB tại thời điểm ngày 28/9/2020
ACB báo cáo LNTT 1H20 đạt 3.820 tỷ (+ 5,4% YoY) so với ước tính của chúng tôi là 3.927 tỷ; cho phép ACB hoàn thành 50,0% / 49,3% kế hoạch LNTT / dự báo LNTT của chúng tôi trong lần cập nhật trước. LNTT riêng 2Q20 ở mức thấp ở mức 1.895 tỷ đồng (-1,1% YoY), chủ yếu là do tăng cường trích lập dự phòng, khi tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đi ngang và hệ số CIR được quản lý chặt chẽ.
Cho vay khách hàng cá nhân và SME tiếp tục là động lực tăng trưởng tín dụng chủ chốt trong 6T20. Đến cuối 2Q20, tổng dư nợ cho vay khách hàng là 283.755 tỷ (+3,3% QoQ; +5,6% YTD so với hạn mức tín dụng năm cả năm là 11,75%), với tỷ trọng cho vay cá nhân và SME không đổi ở mức 91%. Phân khúc cho vay cá nhân và SME vẫn là động lực tăng trưởng tín dụng chính, ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 6,0% và 6,4% YTD; trong khi, mảng cho vay MMLC được báo cáo giảm tốc khoảng 2,0% YTD. ACB kỳ vọng được cấp thêm hạn mức tín dụng 3-4%, hay tổng hạn mức tín dụng năm là 15% YoY.
CASA phục hồi và LDR thuần giảm QoQ. Tổng tiền gửi của khách hàng đến cuối 2Q20 là 330.551 tỷ (+5,7% QoQ; +7,3% YTD), trong đó tỷ lệ CASA nhích nhẹ lên 18,1% so với 16,5% trong 1Q20, mà Ban lãnh đạo cho rằng sáng kiến “Employee banking” bước đầu mang lại hiệu quả. Chúng tôi coi mức CASA hiện tại của ACB là đáng khích lệ, do vị thế của ACB không phải là một ngân hàng Nhà nước hoặc có thế mạnh về công nghệ cao. Theo đó, tỷ lệ LDR thuần trong 2Q20 là 85,8%, thấp hơn mức 87,9% của 1Q20. Tỷ lệ LDR (Thông tư 22) là 79% so với giới hạn quy định hiện hành là 85,0%, cho thấy ACB hiện đang chịu ít áp lực hơn về nhu cầu tiền gửi để tăng trưởng tín dụng 2H20.
Thu nhập từ lãi chủ yếu thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng. Thu nhập từ lãi 1H20 đạt 6.531 tỷ (+13,4% YoY), chủ yếu nhờ tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 13,2% YoY. Vì NIM trong 2Q20 là 3,28% (-39 bps QoQ; -27 bps YTD), chúng tôi hiểu rằng NIM sụt giảm phần lớn xảy ra trong 2Q20, khi (1) LDR thuần thấp hơn; (2) Lợi suất tài sản sinh lãi giảm xuống còn 8,03% (-43 bps QoQ) do các gói kích cầu (cho vay khách hàng với lãi suất ưu đãi), và (3) Chi phí huy động gần như đi ngang ở mức 5,10% (+2 bps QoQ), khi số dư giấy tờ có giá tăng do đó bù đắp cho việc giảm lãi suất tiền gửi có kỳ hạn và tăng tỷ trọng CASA.
Thu nhập ngoài lãi ổn định (NoII) hỗ trợ bởi ghi nhận lãi tích cực từ chứng khoán đầu tư và hoạt động kinh doanh ngoại hối. Cụ thể, NoII trong 1H20 đạt 1.948,9 tỷ (+16,1% YoY). Chi tiết hoạt động từng mảng được ghi nhận bên dưới:
▪ Việc phân loại lại các khoản phí liên quan đến thẻ tín dụng đã làm giảm thu nhập từ phí. Nếu ACB giữ nguyên phân loại cũ, thu nhập phí thuần (NFI) 1H20 sẽ đạt 1 nghìn tỷ (+12,4% YoY). Theo hướng dẫn của kiểm toán viên, ACB hiện đã ghi nhận phí phạt thẻ tín dụng dưới khoản mục “Thu nhập khác” trên P&L, theo đó NFI trong 1H20 đạt 797 tỷ (-10,6% YoY). Thu nhập từ banca trong 6 tháng đầu năm tăng nhẹ lên 380 tỷ; trong đó, đóng góp Tháng 6 góp tỷ trọng lớn khoảng 100 tỷ đồng. Chúng tôi hiểu rằng KQ banca 5M20 diễn biến chậm, phần lớn là do tác động của Covid-19. Cho cả năm FY20, ACB tự tin thu nhập từ banca đạt 900 tỷ (+ 61,0% YoY).
▪ Hoạt động kinh doanh ngoại hối khả quan. Lãi thuần từ tỷ giá hối đoái 1H20 tăng mạnh 98,1% YoY đạt 95,7 tỷ, tương đương 15,2% thu nhập ngoài lãi 1H20.
▪ Chứng khoán đầu tư ghi nhận lãi tích cực. Lãi từ chứng khoán đầu tư 1H20 đạt 662,2 tỷ (34,0% thu nhập ngoài lãi 1H20) so với mức lỗ 8,3 tỷ đồng trong 1h19, chúng tôi cho rằng ACB đã tích cực hiện thực hóa lợi nhuận từ danh mục TPCP trong môi trường lợi suất thấp.
Cắt giảm CIR hỗ trợ lợi nhuận hoạt động trước dự phòng (PPOP). Tổng thu nhập hoạt động 1H20 tăng đáng kể 14,0% YoY. Chi phí hoạt động 1H20 tăng trưởng với tốc độ chậm hơn 10,9%; tương ứng, hệ số CIR giảm xuống 48,7% trong 1H20 so với 50,0% trong 1H19. Trong đó, chúng tôi lưu ý rằng hệ số CIR trong 2Q20 đã giảm xuống 43,1% so với mức tăng cao 53,9% trong 1Q20, do ACB đã tích cực ghi nhận các khoản chi trả lương và thưởng cho các quý tiếp theo. Theo đó, PPOP của 1H20 tăng trưởng 17,1% YoY lên 8.480,3 tỷ đồng.
Tăng chi phí trích lập dự phòng, chủ yếu là cho khoản vay liên ngân hàng. Chi phí dự phòng trong 2Q20 tăng mạnh 3,7 lần so với cùng kỳ lên 439,5 tỷ đồng, trong đó ACB đã trích lập chi phí dự phòng bất thường khoảng 329,5 tỷ đồng cho các khoản vay liên ngân hàng cho Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (400 tỷ đồng với tài sản đảm bảo ước tính khoảng 600 tỷ, trong đó ACB đã trích lập dự phòng khoảng 70 tỷ đồng vào cuối 1Q20). Theo đó, đã trích lập dự phòng đầy đủ cho khoản vay này. Nếu loại trừ khoản bất thường này, giá trị 110,5 tỷ đồng còn lại được trích lập dự phòng cho các khoản vay khách hàng. Nếu loại trừ chi phí dự phòng đối với các khoản vay liên ngân hàng, chi phí tín dụng trong 2Q20 sẽ ở mức thấp nhất ngành là 0,04%, tương đương mức 0,03-0,04% trong 2Q19-2Q20.
2. Bảng cân đối kế toán mạnh với NPL thấp nhất ngành và LLRC tốt:
Tổng nợ xấu của ACB tính đến cuối 2Q20 là 1.918,5 tỷ đồng (+ 7,1% QoQ; 32,4% YTD). Tương ứng, nợ xấu của ACB trong 2Q20 là 0,68% (+3 bps QoQ; +2 điểm YoY), trong đó ACB chia sẻ rằng nợ xấu cá nhân / SME / MMLC tương ứng là 0,6% / 0,7% / 0%. Ban lãnh đạo chia sẻ ACB đã chủ động phân loại lại các khoản cho vay trong 2Q20, chặt chẽ hơn Thông tư 02 để phản ánh chính xác nợ xấu của ACB, do đó, dự kiến tỷ lệ nợ xấu trong quý sau không có gì thay đổi đáng kể. Mặc dù tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLRC giảm xuống còn 141,0%, ACB vẫn giữ vững vị trí cao thứ hai trong ngành, điều này cho thấy rằng đã trích lập dự phòng nhiều hơn số dự phòng bắt buộc.
Nhìn lại, 6 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận sau thuế của ACB đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6.263 tỷ đồng nhờ thu nhập lãi thuần tăng tốt, lãi lớn từ mua bán trái phiếu và kinh doanh ngoại hối, trong khi đó, chi phí dự phòng tăng mạnh do một khoản dự phòng không thường xuyên đối với khoản cho vay liên ngân hàng.
- Điểm đáng chú ý đầu tiên cần phải kể đến đó là thỏa thuận bancassurance (bán bảo hiểm qua ngân hàng) độc quyền có thể đem lại 1.800 - 2.000 tỷ đồng phí trả trước sau khi được ký kết.
- Thứ 2 là lãi thuần mua bán trái phiếu có thể khả quan hơn kỳ vọng. PPF cho rằng mảng kinh doanh này có thể đem lại đáng kể lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm (giống như 6 tháng đầu năm) nhờ danh mục kinh doanh trái phiếu của ACB khá lớn và lợi suất trái phiếu chính phủ ổn định ở mặt bằng thấp.
- Thứ 3 là chi phí hoạt động có thể thấp hơn dự báo. Theo PPF, chi phí hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2020 có thể thấp hơn dự báo sau khi tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm do ngân hàng trích trước quỹ khen thưởng. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể không tiếp tục trích quỹ phát triển công nghệ trong năm 2020 (năm 2018 đã trích 500 tỷ và năm 2019 đã trích 600 tỷ), khiến chi phí hoạt động giảm mạnh hơn nữa.
- Thứ 4, chi phí tín dụng có thể thấp hơn dự báo. PPF đánh giá chất lượng tài sản của ACB tốt và được giữ ổn định (tỷ lệ nợ xấu là 0,68%) trong khi dự phòng cho các khoản vay liên ngân hàng thực hiện trong quý II/2020 đã giúp cải thiện bộ đệm dự phòng. Theo đó, chi phí tín dụng thấp hơn dự báo trong giai đoạn 2020 - 2021 có thể giúp lợi nhuận đạt được cao hơn kỳ vọng.
- Thứ 5, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã chấp thuận niêm yết bổ sung hơn 498,8 triệu cổ phiếu ACB, được phát hành theo hình thức trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%.
Ban lãnh đạo ACB dự kiến sẽ chia cổ tức trong tháng 9 và sẽ chuyển sàn trong tháng 11, 12.
Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của ACB sẽ nâng từ 16.627 tỷ đồng lên 21.616 tỷ đồng.
Được biết, trả cổ tức nằm trong lộ trình chuyển sàn từ HNX sang HoSE của ACB. Tại phiên họp cổ đông thường niên 2020, Tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn cho biết lộ trình chuyển sàn có 2 bước: chia cổ tức và chuyển sàn.
Sau khi chuyển sang giao dịch trên HoSE, cổ phiếu ACB có cơ hội lọt vào các rổ chỉ số như VN30 (tỷ trọng 4%), VNDiamond (10%), VNFIN Select (12%), VNFIN Lead (12%)… Các quỹ mô phỏng chỉ số sẽ cho phép khối ngoại gián tiếp đầu tư vào ACB.
QUA NHỮNG PHÂN TÍCH TRÊN, PPF TEAM NHẬN THẤY ACB CÓ TÍN HIỆU TÍCH CỰC VÀ ĐƯA RA KHUYẾN NGHỊ MUA ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TẠI THỜI ĐIỂM 28/09/2020.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận