Phân tích kỹ thuật mã cổ phiếu TDT
Được thành lập với VĐL ban đầu là 8 tỷ đồng vào ngày 22/03/2011, sau thay đổi lần thứ 8 nâng mức vốn điều lệ lên hơn 116 tỷ đồng.
Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục), xuất khẩu may mặc, sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu, Hàn Quốc
Với đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm, máy móc hiện đại, công ty luôn đáp ứng được các yêu cầu của KH, trong đó có những KH lớn trên thế giới như GAP và LI&FUNG…
Chiến lược của công ty là trở thành nhà sản xuất may mặc có năng lực cạnh tranh tốt nhất thị trường Việt Nam dựa trên tiêu chí luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng.
Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2013 – 2019 đạt 37.55%
- Kể từ 2012, TDT đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ. Với hoạt động chính là sản xuất, gia công hàng may mặc, doanh thu của TDT tăng từ 58,2 tỷ đồng (2013) lên 365 tỷ đồng (2019) song song với việc tăng vốn và mở rộng sản xuất rất nhanh.
- Kết quả kinh doanh của DTD liên tục tăng trưởng mạnh:
Với các sản phẩm chính là các loại áo Jacket mùa đông
= Do vậy, đơn hàng của TDT thường được ghi nhận vào giai đoạn quý 3, quý 4.
So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, TDT là công ty có biên lợi nhuận rất tốt vì tập trung sản xuất các đơn hàng CMT với biên lợi nhuận cao.
Đối với các đơn hàng CMT sản xuất tại nhà máy TDT, biên lợi nhuận gộp có thể lên đến gần 30%.
Với đơn hàng FOB do phần lớn là gia công bên ngoài nên biên thấp hơn, rơi vào khoảng 18-20%.
Nhà máy mới Đại Từ đi vào hoạt động sẽ được hưởng ưu đãi thuế trong vòng 10 năm: Miễn thuế 2 năm đầu, 4 năm tiếp theo thuế suất 8,5%; 4 năm cuối thuế suất 17%.
Đại Từ là nhà máy lớn với công suất thiết kế 24 truyền may (khoảng 1200 công nhân).
II. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ
1. Kế hoạch mở rộng nhà máy.
Thời điểm cuối 2018, TDT đã hoạt động tối đa công suất với 2 nhà máy, một là nhà máy Điềm Thụy với công suất 18 truyền may và nhà máy Thịnh Đức với 4 truyền may, tổng số công nhân ở cả 2 nhà máy là 1.200 công nhân. Với tình hình đơn hàng tăng cao, TDT đã đầu tư thêm một số dự án:
Hiện này toàn bộ 12 truyền may đã đi vào hoạt động ổn định. Nhà máy Điềm Thụy mở rộng hướng đến các đơn hàng chất lượng cao, chủ yếu là các sản phẩm áo Jacket và áo lông vũ có biên lợi nhuận tốt hơn 15 – 20% trung bình các đơn hàng trước đó.
- Dự án chi nhánh may Đại Từ: quy mô 24 chuyền may (1200 lao động), diện tích 4,7 ha với tổng vốn đầu tư là 70 tỷ đồng trong đó 50% được tài trợ bởi vốn vay.
Tháng 4/2019, TDT đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bắt đầu xây dựng dự án. Doanh nghiệp cũng lắp đặt và cho vận hành 3 chuyền sản xuất trên địa điểm thuê ở Đại Từ, tiếp tục thu hút lao động của địa phương. Đến cuối năm 2019, giai đoạn 1 của dự án với quy mô 12 chuyền may đã được hoàn thiện. Nhà máy Đại Từ dự kiến sẽ sớm được hoàn thiện giai đoạn 2, bắt đầu sản xuất từ năm 2021.
- Dự án dịch chuyển xí nghiệp may Thịnh Đức: dịch chuyển và mở rộng xí nghiệp từ 4 chuyền may lên 12 chuyền may vào giai đoạn 2021-2023 với tổng vốn đầu tư là 40 tỷ đồng.
1. Hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại EVFTA, TPP
- Hơn 92% doanh thu là xuất khẩu trong đó EU và Mỹ là thị trường xuất khẩu chính. Hiện tại hai thị trường tiêu thụ chủ yếu của TDT là Mỹ và EU, trong đó bao gồm các khách hàng lớn như Pan Pacific, Winners Creation (Mỹ) hay Asmara International, Capital World Trading (EU). TDT cũng làm việc với các khách hàng ở châu Á bao gồm nhiều thương hiệu may mặc lớn ở Hàn Quốc và Hồng Kông như Young Hyun, Sunyoun hay Evolution 3. TDT đã ký hợp đồng với công ty SAE-A – công ty may mặc có doanh thu lớn Hàn Quốc.
Mục tiêu trong những năm tới của TDT sẽ là tìm hiểu và phát triển thị trường Nhật, vốn là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam.
- Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 01/08/2020 sẽ giúp TDT tiếp cận được những khách hàng mới ở châu Âu.
- Với kỳ vọng việc Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới, sẽ nối lại Hiệp định TPP cũng là điều đáng chú ý cho TDT khi mà 40% lượng hàng xuất khẩu là sang Mỹ
Đến tháng 9, kết quả kinh doanh mới bắt đầu phục hồi và hứa hẹn sẽ cải thiện rõ rệt trong quý 4/2020 và đầu 2021 khi hàng hóa được xuất khẩu bình thường. Hiện tại, lượng tồn kho ở mức cao và được công ty giải thích là thành phẩm chờ xuất trong quý 4.
III. ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ
Đánh giá quý 4 TDT sẽ đạt dự phóng LNST 15 - 17 tỷ đồng tương ứng với EPS là 1.050 - 1.220đ/CP
= Tổng cả năm EPS đạt cỡ 1.960 -2.104đ/CP
Với P/E ~ 12 thì giá ước tính là 23.520 -25.248đ
Mặc dù 6 tháng đầu năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19, TDT cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ vào quý 3 và quý 4 với lượng đơn hàng gia tăng.
Năm 2021, khi nhà máy Đại Từ đi vào hoạt động sẽ làm tăng gấp đôi công suất của TDT, chúng tôi kỳ vọng, TDT tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 40% trong năm 2021 = DT 2021 khoảng 550 tỷ, lợi nhuận sau thuế 40 tỷ
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tăng giá
- Chỉ báo RSI: ở vùng trung lập, thiết lập mở kênh Bollinger trên.
- Dòng tiền: Ngày đang trong nhịp chỉnh ngắn sau giai đoạn tăng mạnh từ nền.
Tuần vẫn duy trì xung lực khỏe, tiếp tục xu hướng tăng giá về trung hạn.
Vùng mua theo kỹ thuật: 13.5 - 14.2 NĐT giải ngân.
Với kỳ vọng target 1: 17 - target 2: 19
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận