Phân tích chứng khoán giỏi có trở thành nhà đầu tư giỏi
Dưới đây là góc nhìn của mình, nếu không đồng tình hãy góp ý nhé. Một số mục sẽ khó để diễn giải trong một bài đăng FB, mong rằng bạn sẽ thông cảm.
Trước hết, mình sẽ đặt ra một câu hỏi và giải thích nó: Tại sao giá của một chuyến bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh hơn 2 tiếng có thể tiêu tốn đến 5tr đồng trong khi một cân gạo nuôi sống được một người trong ít nhất vài ngày lại có giá cao nhất là 2,5tr đồng (gạo Kinmemai Premium).
Một số yếu tố được xem xét gồm:
Khả năng khan hiếm: Bay là cách nhanh nhất giúp bạn dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác. Trái lại, không ăn gạo thì bạn có thể ăn bánh mì, phở...thậm chí mùi vị con thơm ngon hơn.
Rào cản gia nhập: Không có nhiều hãng máy bay tham gia. Khác với người trồng lúa, việc đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ và nguồn vốn có cách biệt rất lớn.
Sự chấp nhận giá của thị trường: Rõ ràng sẽ không ai đi máy bay nếu họ không thể chi trả hoặc không sẵn sàng chi trả cho mức giá đó. Nhưng họ chấp nhận đánh đổi để có được sự dịch chuyển thuận tiện và nhanh chóng.
Yếu tố khác: Ví dụ như việc sở hữu một tấm vé máy bay sẽ đáng khoe hơn là việc sở hữu một bát cơm đầy. Nhưng tất nhiên, khi đói méo mồm thì tấm vé máy bay chỉ là rác!
Khi nào giá máy bay giảm và giá gạo tăng?
Yếu tố nội sinh (từ bên trong): Điều này chính là việc các doanh nghiệp cạnh tranh giảm giá. Hay nói cách khác có quá nhiều doanh nghiệp tham gia quá trình giảm giá máy bay. Còn gạo tăng giá khi một số doanh nghiệp cải tiến, tạo thương hiệu đặc biệt nâng tầm giá trị.
Yếu tố ngoại sinh (từ bên ngoài: Dịch bệnh, thiên tai...làm suy giảm cầu thực tế và cả kỳ vọng thực tế khiến cho người mua săn giá rẻ/cao và nhà cung cấp hạ/nâng giá. Ví dụ một trận đại hồng thủy quét sạch lúa gạo của toàn bộ khu vực Đông Nam Á và phá hủy toàn bộ hệ thống sân bay phải tu sửa trong 1 năm. Trong năm đó, giá lúa gạo sẽ còn cao hơn giá vé máy bay.
Chính sách nhà nước: Phần này rất đặc biệt vì có những chính sách sẽ có tác động sớm và có những chính sách tác động rất chậm. Ví dụ như chính sách cấm bay trong mùa dịch sẽ tác động nhanh. Nhưng chính sách phát triển quy hoạch đất đai ngành trồng lúa lại tác động rất chậm.
VẬY, THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NHƯ THẾ NÀO?
Không giống các sản phẩm vật chất, khi mua số lượng không đủ lớn thì số lượng cổ phiếu nắm giữ của bạn không khác một tờ giấy lộn chờ người ta định giá. Vì sao?
Bạn không thể quyết định sự khan hiếm
Rào cản tham gia của bạn quá thấp
"Tôi sở hữu Vingroup" chỉ là nghe cho oai một lúc.
Vậy phân tích chứng khoán là phân tích gì?
Phân tích cơ bản: Phân tích các yếu tố tác động bên trong, bên ngoài và những ảnh hưởng của chính sách
Phân tích kỹ thuật: Phân tích nhu cầu của thị trường thể hiện qua cung - cầu bằng các công cụ kỹ thuật có sẵn
Phân tích thông tin: Ở đây chủ yếu nói đến các thông tin nội gián mà thị trường chưa tiếp xúc để đưa vào phân tích cơ bản.
PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN GIỎI CÓ TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ GIỎI?
Câu trả lời là không!
Thị trường chứng khoán không chỉ gồm có phân tích. Nó giống với việc ai cũng nhìn thấy giá dầu tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua, nhưng không phải ai cũng tích trữ cả. Nó có nhiều rào cản về vốn, tâm lý...
Hãy ví dụ rằng một nhà phân tích chứng khoán giỏi dự đoán rằng giá cổ phiếu ABC (hình vẽ) sẽ đạt mức 30 trong tương lai và hiện tại nó ở mức giá 25. Cuối cùng nó vẫn tăng lên 30, nhưng anh ta sẽ quyết định ra sao khi giá giảm và tăng trước khi đến 30 mới tạo nên thành công của anh ta. Và nếu thật sự thời gian từ khi mua đến lúc giá tăng đến 30 là cả một đời người thì anh ta có thật sự thành công?
Từ đó tạo nên các yếu tố quyết định đến thành công của một nhà đầu tư chứng khoán:
Nền tảng phân tích: Không thể phủ nhận rằng có nhiều người gặp may. Nhưng hầu hết đều thất bại vào thời điểm nào đó. Phân tích không phải cụ thể là sử dụng cái gì để phân tích. Mà quan trọng là một điểm neo đúng đắn được chứng minh tính chuẩn xác theo thời gian với một tỉ lệ có thể kiểm soát. Có vô vàn cách kiếm lợi nhuận trên thị trường, và cách thất bại thường xuyên nhất chính là tìm kiếm cách thức tối ưu nhất. Về cơ bản là bạn sẽ chẳng có thời gian để tìm hiểu hết chúng chứ chưa nói đến hiểu sâu cặn kẽ.
Kế hoạch khi nào tham gia và khi nào thoát ra. Nó có thể không phải là kế hoạch về thời gian mà là kế hoạch về các yếu tố nhất định. Ví dụ như mua vào khi P/E đạt 3 và bán ra khi P/E đạt 20 (Không áp dụng ví dụ này vào thực tế). Nhưng hãy nhớ: "Định thời điểm là tất cả", các điểm tham gia và thoát khỏi vị thế của bạn phải được tuân thủ và nên có giới hạn nhất định về thời gian.
Tính kỷ luật: Trong thời gian đầu tham gia thị trường chứng khoán thường thì bạn sẽ không có kế hoạch bởi vẫn đang loay hoay đi tìm phương pháp và hiểu về phương pháp đó. Sau đó, bạn sẽ mất tiền bởi vì không tuân thủ phương pháp của mình. Và tiếp tục đổ thừa cho các lý do bên ngoài như ai đó, thị trường thế này, thị trường thế kia...
Tính linh hoạt: Với những người mới vào thị trường, giác quan thứ 6 của họ chủ yếu là tham lam và sợ hãi khiến họ mua đúng đỉnh hoặc đúng đáy. Nhưng đối với một nhà đầu tư có kinh nghiệm, họ sẽ thoát khỏi hoặc tham gia các vị thế khi các tín hiệu trong kế hoạch còn chưa rõ ràng (mặc dù rất rất hiếm khi điều này sảy ra). Có thể ví dụ như một hành khách trên chuyến bay từ TP.Hà Nội vào TP.HCM sẽ cho rằng việc rung lắc khi vào vùng mây là bình thường khi đã được thông báo trước. Nhưng viên phi cơ khi nhìn vào đám mây đó lại thấy một tín hiệu nguy hiểm ngàn cân treo sợi tóc khi mà máy bay còn chưa tiến vào khu vực ảnh hưởng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận