Phân loại 6 nhóm cổ phiếu (Phần 2)
Phân loại 6 nhóm cổ phiếu
4. NHÓM CỔ PHIẾU CHU KÌ:
- Tăng giá theo chu kì có tính chất lặp đi lặp lại. Ví dụ điển hình nhất: chứng khoán, ngân hàng, thép, ô tô…
- Đòi hỏi sự nhạy bén trong việc phán đoán khi nào thì vĩ mô ủng hộ các ngành chu kì, khi nào thì chu kì bắt đầu giảm trở lại.
- Đừng để dính vào “bẫy” giá trị vì khi P/E thấp nhất là lúc đỉnh của chu kì tăng trưởng (sản lượng đạt đỉnh). Ngược lại, những lúc P/E cao nhất thường là đáy chu kì vì lợi nhuận khi đó ở đáy.
- Nên dùng chỉ số P/B để đánh giá các cổ phiếu chu kì. Bên cạnh đó cần có cái nhìn khách quan về triển vọng của ngành, đừng để những cái gì tốt nhất trước mắt che mờ đi những yếu kém ở đằng sau.
VÍ DỤ: NKG (hình 1).
Lập đỉnh cuối 2017 khi đấy P/E thấp nhất nhiều NĐT lầm tưởng rằng đây là món hời nhưng khi chu kì ngành thép đi vào cuối chu kì tăng trưởng do tốc độ xây dựng giảm và đỉnh của chu kì BĐS. Dẫn tới sản lượng không còn được tiêu thụ mạnh như trước, điều này dẫn tới tăng trưởng thấp không như kì vọng của NĐT. P/E thời điểm đỉnh cực thấp chỉ quanh 4 - 5 lần.
Nhưng đến cuối 2019 đầu 2020, sau khi đi đại dịch bắt đầu suy giảm giá thép HRC tăng trở lại do nhụ cầu xây dựng sau đại dịch tăng cao. Thêm vào đó nhờ vào tái cấu trúc lại thành công NKG đã trải qua giai đoạn 2 năm tăng trưởng mạnh cả 1000%. Thời điểm đáy P/E lên tới hơn 30 lần.
Trường hợp 2: case điển hình về P/B rẻ mạt so với lượng tài sản đang có và cả thương hiệu: VND (hình 2).
Có thể thấy những lúc đáy của cổ phiếu P/B chỉ nằm loanh toanh 1 hoặc dưới 1 lần. Điển hình nhất là giai đoạn 2019, sau khi trải qua một thời kì thắt chặt tiền tệ và covid, VND giảm giá khá mạnh từ đỉnh, thậm chí giảm P/B chỉ còn vỏn vẹn 0.9x tức dưới cả những gì VND đang sở hữu như: danh tiếng, tài sản toàn là tiền và danh mục tự doanh gồm các cổ phiếu Bluechip.
5. NHÓM ĐỘT BIẾN HOẶC TURNAROUND:
- Trước đó làm ăn bết bác nhưng có yếu tố tích cực nào đó làm thay đổi hoàn toàn cục diện của doanh nghiệp, đưa công ty phát triển trở lại.
- Yếu tố tác động: lãnh đạo mới, chiến lược mới, tái cơ cấu thành công…
- Dấu hiệu: doanh thu đang âm nhưng chuyển dần qua dương và tăng trưởng mạnh đột biến (nhưng phải từ core kinh doanh chính), các chỉ số tài chính cải thiện rõ rệt, sản phẩm bắt đầu được tiêu thụ mạnh trở lại…
- Cần xác định đâu là yếu tố chính yếu làm nên sự thành công của công ty đó.
- Đầu tư vào những cổ phiếu này này đòi hỏi phải nắm thông tin rất kĩ về doanh nghiệp không là dễ dính "bẫy" như trường hợp HNG trong quá khứ.
VÍ DỤ: ORS-một công ty chứng khoán trước kia bê bối, thua lỗ triền miên nhưng sau khi được ông Phú Doji mua về để làm sân sau tư vấn phát hành trái phiếu cho TPB, ORS đã tăng giá cực mạnh sau quá trình tái cấu trúc.
6. NHÓM CỔ PHIẾU CÓ TÀI SẢN NGẦM:
- Sở hữu quỹ đất ngầm lớn hơn vốn hóa thị trường nhưng chưa được nhiều người nhận ra nó.
- Những cổ phiếu này đòi hỏi sự kiên nhẫn rất cao vì giá có thể đi ngang trong một thời gian dài rất dài.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận