menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trọng Đạt

Phải chăng Mỹ là nguyên nhân khiến giá dầu giảm?

Trang money.it vừa đăng bài phân tích về giá dầu, trong đó nhận định Mỹ có thể là yếu tố liên quan tới việc giá dầu giảm. Bài viết của chuyên gia chính trị quốc tế Violetta Silvestri từng làm việc cho Liên hợp quốc (LHQ) có nội dung cụ thể như sau:

Trong phiên giao dịch 7/12, giá dầu tiếp tục biến động mạnh và giảm xuống mức thấp nhất của 5 tháng. Đây được xem là một "cú sốc" bất ngờ đối với các thị trường. Điều này dẫn đến những băn khoăn của các nhà đầu tư, rằng liệu nguồn cung dầu thô hiện nay có quá mức hay không. Câu trả lời lần này không phụ thuộc quá nhiều vào Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), mà phụ thuộc vào Mỹ. Có thể dễ dàng nhận thấy sự bùng nổ sản xuất của Mỹ chính là yếu tố đã khiến ngành dầu mỏ toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn và khiến các nhà phân tích kinh ngạc. Cụ thể, giá dầu Brent kỳ hạn tăng lên mức 75 USD/thùng vào ngày 6/12, sau khi đã giảm dần từ mức 90 USD/thùng trong tháng 10/2023. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao dịch ở ngưỡng 70 USD/thùng, giảm 24% so với mức 93 USD/thùng vào cuối tháng 9/2023.

Dữ liệu chính thức của Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô tại trung tâm phân phối dầu WTI Cushing đã tăng thêm đáng kể, trong khi sản lượng dầu nội địa giữ gần mức cao kỷ lục và nhu cầu xăng giảm. Cho đến nay, yếu tố Mỹ ít khi được nhắc đến trong các cuộc thảo luận và phân tích về giá dầu. Thị trường chủ yếu tập trung vào các động thái của OPEC và các đối tác còn gọi là OPEC+, đặc biệt là sau cuộc họp gần đây nhất vào cuối tháng 11/2023.

Trên thực tế, xu hướng giảm giá dầu thô đã được ghi nhận, bất chấp một thỏa thuận mà OPEC+, do Saudi Arabia dẫn đầu được ký vào tuần trước, nhằm cắt giảm sản lượng. Chúng củng cố cho lo ngại rằng sự gia tăng sản xuất bên ngoài OPEC sẽ vượt nhu cầu của thế giới và không loại trừ khả năng bản thân các thành viên OPEC+ có thể không tuân thủ đầy đủ các hạn chế sản xuất mà họ đã tự áp đặt cho mình. Hơn nữa, trong bối cảnh đó, đang xuất hiện sự cạnh tranh ngày càng rõ rêt giữa Saudi Arabia và Mỹ, khi cả hai nước đều quan tâm đến việc tác động lên giá dầu (nhưng theo hướng ngược nhau).

* Vai trò của Mỹ đối với giá dầu

Biểu đồ từ các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chính trị Quốc tế (ISPI) cho thấy rõ điều gì đang xảy ra với hoạt động sản xuất dầu toàn cầu trong những tháng gần đây. Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, nguồn cung dầu thô của Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong tháng 9/2023, do Saudi Arabia vẫn quyết tâm dẫn đầu chính sách cắt giảm của OPEC. Những con số báo cáo cho thấy sản lượng dầu thô của Mỹ đã đạt mức cao mới từ trước tới nay là 13,2 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2023. Sự gia tăng bất ngờ về sản lượng dầu thô từ Mỹ này đã đặt ra một số câu hỏi.

Trước đây, sự gia tăng nguồn cung - trong hoạt động khai thác dầu công nghiệp và dầu đá phiến được áp dụng rộng rãi ở Mỹ - tạo ra sự “khó chịu” cho chính phủ. Trên thực tế, Washington đã chính thức cam kết loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tổ chức ở Dubai (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhât - UAE) tuần trước. Nhưng, so với ba năm trước, khi đại dịch COVID-19 bùng phát khiến giá dầu lao dốc và các công ty khoan dầu đóng cửa giàn khoan, sa thải công nhân, kịch bản đã hoàn toàn thay đổi. Sự căng thẳng ban đầu của Nhà Trắng đối với ngành này đã phai nhạt dần.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Mỹ chiếm 80% mức tăng trưởng nguồn cung dầu toàn cầu vào năm 2023. Về cơ bản, giá dầu cao hơn phần lớn xuất phát từ xung đột giữa Nga và Ukraine. Khan hiếm năng lượng là nguyên nhân thúc đẩy các nhà sản xuất Mỹ tăng sản lượng trở lại. Sản lượng cao hơn của Mỹ, kết hợp với nhu cầu toàn cầu không chắc chắn, có thể tiếp tục đẩy giá xuống thấp hơn.

* Điều gì sẽ xảy ra?

Cuộc tranh luận về điều gì sẽ xảy ra với giá dầu trong thời gian tới đang rất sôi nổi. Theo ngân hàng Citigroup, đợt bán tháo dầu thô đang diễn ra có thể làm tăng khả năng OPEC+ sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp trong những tuần tới. Tập đoàn năng lượng Kpler kỳ vọng Saudi Arabia sẽ duy trì mức cắt giảm 1 triệu thùng/ngày trong năm tới. Tuy nhiên, các nhà giao dịch nghi ngờ cam kết của các quốc gia thành viên OPEC+ về việc giảm giá tự nguyện, điều này đã góp phần dẫn đến chuỗi đợt giảm giá gần đây.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại