menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Thúy Hằng

'Phá sản' soạn bộ SGK từ nguồn vay: Bộ GD&ÐT dùng 16 triệu USD làm gì?

Ðể triển khai đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, tháng 1/2017, Bộ GD&ÐT khởi động dự án vay Ngân hàng Thế giới 77 triệu USD, trong đó 16 triệu USD được chi cho việc biên soạn 1 bộ sách giáo khoa. Tuy nhiên, đến tháng 5/2019, Bộ GD&ÐT báo cáo không thực hiện được bộ sách.

Trả lời câu hỏi của PV về việc có một số chuyên gia cho rằng, khi không thực hiện đúng nội dung dự kiến, Bộ GD&ĐT nên trả lại tiền vay cho WB thay vì “thừa giấy vẽ voi”, ông Thành cho biết, nếu không tái cấu trúc dự án mà trả lại nghĩa là trả về ngân sách nhưng sau đó, vẫn phải dùng ngân sách để chi cho một loạt hoạt động sau này như mua sách hỗ trợ cho đối tượng chính sách được mượn, bồi dưỡng giáo viên….

Do vậy, việc tái cấu trúc, phân bổ lại số tiền trong dự án trong giai đoạn đầu triển khai chương trình, SGK mới là cần thiết, đồng thời cũng nhằm đảm bảo mục tiêu cho giai đoạn đầu thực hiện chương trình mới. Ví dụ trước đây, việc mua sách cho vùng khó được chi với khoản 4,5 triệu USD.

Theo tính toán, số tiền này chỉ mua sách lớp 1 đã chiếm phần lớn và chỉ còn lại một phần nhỏ để mua sách lớp 2 cho năm tiếp theo. Tuy nhiên, khi dư một phần trong khoản vay 16 triệu USD, dự án có thể đề nghị trang bị thêm SGK cho thư viện vùng khó khăn từ lớp 1, 2, và lớp 6. Điều này phù hợp với mục tiêu dự án cũng như yêu cầu Bộ GD&ĐT đặt ra: ưu tiên hỗ trợ triển khai chương trình mới và vùng đặc biệt vùng khó khăn.

Nguyên nhân Bộ không biên soạn bộ SGK

Nghị quyết 88 của Quốc hội có ghi “Để đảm bảo có một bộ SGK đủ các môn học và hoạt động giáo dục, Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn 1 bộ SGK để đáp ứng yêu cầu”. Sau khi ban hành chương trình mới, Bộ cũng đã thiết kế để tổ chức biên soạn 1 bộ SGK, sử dụng tiền từ vốn vay của WB. Sau đó, bộ đã triển khai một số hoạt động chuẩn bị cho bộ sách ra đời như thông báo tuyển các chủ biên, tác giả, biên tập viên để thực hiện biên soạn.

Tuy nhiên, số tác giả, biên tập viên đăng ký không đủ số lượng để tổ chức biên soạn sách. Mặt khác, khảo sát tình hình thực tế tại thời điểm đó, các NXB cũng có chuẩn bị tương đối tích cực, hình thành được việc biên soạn các bộ SGK lớp 1 và chuẩn bị cho các lớp sau. Vì thế, Bộ GD&ĐT báo cáo Chính phủ về việc không sử dụng ngân sách nhà nước để biên soạn sách mà tổ chức xã hội hóa SGK hoàn toàn. Bộ chỉ tổ chức hội đồng thẩm định các bộ sách khác.

Lý giải về việc Bộ GD&ĐT “lép vế”, không thu hút được chuyên gia, tác giả biên soạn sách so với các NXB, ông Thành cho rằng, đơn vị tổ chức, cá nhân nào biên soạn SGK cũng phải được một NXB có chức năng xuất bản SGK đứng ra biên tập, hoàn thành bản mẫu SGK đề nghị Bộ GD&ĐT thẩm định.

Nếu Bộ GD&ĐT tổ chức làm một bộ sách cũng phải chọn 1 NXB để thực hiện việc này. Do NXB Giáo dục Việt Nam là đơn vị trực thuộc bộ nên để tránh chuyện độc quyền SGK, bộ quyết định không giao cho NXB này để đảm bảo tính minh bạch, khách quan, công bằng với các NXB khác muốn làm SGK.

Ðể đổi mới chương trình phổ thông, ngoài kinh phí dành cho biên soạn SGK, còn một loạt công việc khác liên quan như biên soạn tài liệu, bồi dưỡng gần 1 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, hỗ trợ các vùng khó khăn. Hiện trong thiết kế của dự án đã có nhưng không đủ. Do vậy, cần đàm phán để sử dụng nguồn kinh phí đó tăng cường, nhất là hỗ trợ cho các vùng khó khăn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại