P2P Lending vẫn duy trì lãi suất huy động cao
Lãi suất dành cho nhà đầu tư gửi tiền để cho vay ngang hàng (P2P Lending) lẫn lãi suất cộng phí cho vay ra rất cao đang tiềm ẩn rủi ro cho thị trường, với nguy cơ có thể hình thành "bom nợ"...
Một kênh dẫn vốn khác được ưa chuộng đó là mô hình cho vay ngang hàng ( P2P Lending ). Nhưng bên cạnh các công ty làm ăn chân chính thì nổi lên nhiều công ty trá hình, lãi suất cho vay “cắt cổ” và lừa đảo khách hàng. Vừa qua, Bộ Công an cũng đã có cảnh báo về việc một số đối tượng người nước ngoài lập công ty tài chính, thuê người đứng tên giấy phép kinh doanh, đại diện pháp luật, tạo ra ứng dụng để cho vay tiền trực tuyến, điển hình như ứng dụng “Vaytocdo”, “Moreloan”, “VD online” từng bị lực lượng Công an triệt phá.
Ở góc độ nhà đầu tư, mô hình này hiện vẫn duy trì mức lãi suất dao động từ 15-18%/năm, tương đương 1,5%/tháng. Từ đó, P2P Lending càng là kênh đầu tư hấp dẫn cho những người có nguồn tiền nhàn rỗi và trở thành xu hướng trên thị trường tài chính.
“Đối với nhà đầu tư thì việc lãi suất 18%/năm, thậm chí có những app cho vay online đang quảng cáo tới gần 20%/năm là con số rất hấp dẫn so với lãi suất gửi ngân hàng. Song vấn đề lãi suất, nguồn vốn, năng lực thẩm định, quy trình thu hồi nợ... cũng cần có hướng dẫn rõ ràng, vì hiện tại nhiều doanh nghiệp vẫn căn cứ mức trần không quá 20%/năm để trả lãi cho người đầu tư, nhưng mức phí của ứng dụng thì “vô tội vạ”, có ứng dụng thu phí lên tới hơn 100% gây hệ lụy vô cùng xấu, nhiều hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. Mức lãi 18-20% cộng với mức phí còn cao hơn lãi là gánh nặng rất lớn đè lên vai người vay.
Đối với các công ty P2P Lending hiện nay, mặc dù đang gặp thách thức vì đại dịch, nhưng đây cũng là cơ hội để nâng cao hơn nữa năng lực thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay cho đảm bảo. Nếu không, khi nợ xấu xảy ra, các công ty này sẽ phải gánh khoản lãi 18-20%/năm của người vay cho nhà đầu tư, như một quả “bom nợ” hẹn giờ, chỉ một số nhà đầu tư đến hạn không nhận được lãi/gốc, sẽ phát nổ và sụp đổ hệ thống”, ông Hoàng phân tích.
Đồng quan điểm trên, LS. Vũ Minh Tiến, đại diện công ty luật VIAD cũng đánh giá, có nhiều nhóm công ty cho vay nặng lãi, dùng các phương thức lách luật. Ví dụ, mức lãi suất cho vay ban đầu không vượt quá quy định pháp luật, nhưng sau đó khách hàng bị tính phí phạt cao ngất ngưởng nếu trả chậm hoặc vi phạm điều khoản nào đó, trong khi mức phạt là do các bên tự thoả thuận, không nằm trong quy định. Ngoài ra, mức lãi suất cũng được cộng trước vào khoản vay, sau đó phải trả trước lãi suất, nên người vay chỉ được nhận khoản tiền đã bị trừ lãi.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận