P2P Lending - Cho vay ngang hàng
Trong những năm gần đây, hình thức cho vay ngang hàng (P2P) trên nền tảng Internet không ngừng phát triển, như một giải pháp thay thế hình thức cho vay ngân hàng.
Với đối tượng là các nhà đầu tư sẵn sàng cho vay với những người tìm kiếm khoản vay, loại bỏ nhu cầu trung gian từ phía ngân hàng, hoàn toàn phù hợp với nền tảng cho vay P2P trên thị trường trực tuyến. Trong đó người vay có thể là một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tương tự người cho vay có thể là một cá nhân hoặc tập thể.
Peer-to-Peer Lending là gì?
Peer-to-Peer lending (P2P) còn được gọi là cho vay ngang hàng, là mô hình cho vay được thực hiện trên nền tảng công nghệ số nhằm kết nối trực tiếp người vay và người cho vay với nhau không thông qua trung gian. Qua đó, các công ty sẽ cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến nhằm hỗ trợ người vay kết nối trực tiếp với người cho vay. Toàn bộ hoạt động cho vay, trả nợ giữa hai bên sẽ được nên tảng trực tuyến lưu trữ và ghi nhận bằng các bảng điện tử, số hóa.
Đặc điểm P2P Lending
- Tối đa hóa mức lợi nhuận so với hình thức cho vay truyền thống của các tổ chức tín dụng.
- Công ty P2P lending đóng vai trò trung gian kết nối mọi người.
- Nhà đầu tư có thể theo dõi nguồn lợi nhuận của mình từ phía khách hàng vay dễ dàng, mọi quy trình đều tuân thủ đúng pháp luật.
- Hoạt động trên nên tảng trực tuyến, tiện lợi và các giao dịch vay tiền thao tác nhanh chóng.
- Toàn bộ quy trình đều thực hiện theo quy định pháp lý.
- Nâng cao khối lượng khách hàng tiềm năng trên nền tảng P2P lending.
Cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tiếp cận vốn vay dễ dàng. Phát triển đa dạng với nhiều loại hình cho vay, đặc biệt là hình thức vay tín chấp, quản lý, đánh giá thông tin và xếp hạng tín nhiệm người đi vay dưa vào các hệ thống được tính hợp trong phần mềm chuyên dụng.
Lợi ích của hoạt động P2P Lending
Mô hình P2P Lending đang phát triển với quy mô lớn trên nhiều quốc gia, nhờ vào lợi ích mà mô hình mang lại cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp vay vốn.
Rủi ro của hình thức cho vay P2P
Tuy đã phát triển nhiều năm trên thị trường tín dụng, nhưng hình thức cho vay ngang hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro:
- Rủi ro mất vốn hoặc trả chậm: Vì không được bảo hiểm an toàn như các kênh ngân hàng, nên các khoản cho vay của nhà đầu tư có thể bị mất hoặc trả chậm khi khách hàng vay rơi vào tình trạng không thể đáp ứng nghĩa vụ tài chính vay nợ.
- Rủi ro thanh khoản: Cả hai bên đơn vị đều không thể dừng hợp động khi chưa đến kỳ hạn thanh toán.
- Rủi ro trong hệ thống: P2P hoạt động trên nền tảng trực tuyến, rủi ro về các trường hợp lỗi hệ thống luôn tồn tại. Vì vậy, rủi ro về dữ liệu chứng thực hoạt động vay rất cao, dẫn đến khả năng mất hoàn toàn vốn vay.
Lựa chọn giữa cho vay ngang hàng và cho vay truyền thống?
Đánh giá sự khác nhau lớn nhất giữa mô hình P2P lending và mô hình cho vay truyền thống là mức chi phí. Ngoài ra, khả năng hoạt động nhanh chóng và sự thuận tiện là yếu tố hàng đầu giúp P2P lending đứng vững trên thị trường tài chính thế giới chỉ sau hơn 10 năm chính thức ra mắt.
P2P LendingCho vay truyền thống
- Trang thiết bị, nguồn nhân lực không lớn;
- Số lượng nhân viên ít.
- Hoạt động thông qua Website, chỉ cần hội sở chính và công ty đại diện.
Cho vay truyền thống
- Trang thiết bị, nguồn nhân lực lớn;
- Số lượng nhân viên lớn.
- Các chi nhánh ngân hàng được phân bố khắp cả nước.
Bên cạnh đó, P2P lending nổi trội hơn mô hình cho vay truyền thống về chất lượng với 3 tiêu chí:
Xu hướng hình thức P2P Lending toàn cầu
Trước đây các hình thức cho vay truyền thống (cung cấp các khoản vay đầy đủ) của các ngân hàng chỉ nhắm đến đối tượng cho vay là những doanh nghiệp lớn, do vậy họ luôn gặp khó khăn trong việc cho vay với nhóm đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhưng sự phát triển của hình thức cho vay P2P chính là cơ hội đối với việc cung cấp khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
Với hệ thống cho vay truyền thống, các ngân hàng luôn hạn chế cho vay với nhóm đối tượng SMEs vì rủi ro cao về xác suất vỡ nợ, nguồn dữ liệu đầu vào của các công ty nhỏ kém chất lượng, quy mô hoạt động nhỏ, dẫn đến khả năng sinh lời từ việc cho vay không cao, vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó để có thể nhận được nguồn hỗ trợ vốn.
Theo thống kê các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 55% GDP trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và chiếm 60% việc làm trên toàn thế giới (Edinburgh Group), vì vậy cải thiện khả năng tiếp cận tài chính của SMEs sẽ ảnh hưởng rất nhiều về lợi ích của nền kinh tế. Bên cạnh đó việc cạnh tranh từ nền tảng P2P cũng có thể thức đẩy các ngân hàng chiếm lại thị phần bằng cách mở rộng thêm các khoản vay cho SMEs cũng như việc cải thiện dịch vụ của họ.
Nền tảng cho vay P2P đã giải quyết vấn đề tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các quy trình tự động nhằm giảm chi phí và dữ liệu được sử dụng trong các mô hình rủi ro tín dụng là dữ liệu phi truyền thống. Cho vay P2P và các hình thức tài trợ Fintech khác đã phát triển nhanh chóng trong những năm vừa qua, và mức độ phát triển của các quốc gia trên thế giới hoàn toàn khác nhau.
Vì đang ở giai đoạn phát triển nên khối lượng tín dụng Fintech trên thế giới còn thấp như ở Châu Á và Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) là 1,1 tỷ USD và ở khu vực đồng euro (Eurozone) là dưới 1 tỷ USD (BIS 2017).
Thực trạng hình thức P2P Lending tại Việt Nam
Với sự bùng nổ của các công ty công nghệ tài chính (Fintech), Việt Nam đã phát triển mô hình P2P lending với hơn 40 công ty đang hoạt động (Tima Lender, Lendbiz, Eloan, VnVon, Fiin,…). Trong số hơn 40 doanh nghiệp P2P lending đang hoạt động trên thị trường, có những doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả với phân khúc nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.(2)*
Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam hoạt động này vẫn chưa được có những quy định điều chỉnh riêng biệt của pháp luật dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp. Thực tế, tại thị trường Việt Nam thời gian qua cho thấy, đang tồn tại nhiều hạn chế liên quan đến hoạt động P2P lending không đúng với ý nghĩa của nó như: các quảng cáo không minh bạch mức lợi nhuận, thông tin về rủi ro khi tham gia chưa được chính xác, mức lãi suất cao hơn so với quy định chung,…
Vì vậy, mô hình hoạt động P2P lending tại thị trường Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, cần được hoàn thiện hơn về mọi mặt, bên cạnh đó hoạt động này sẽ tạo nên một vị thế mới trong tương lai cho thị trường Việt Nam.
Kết luận
Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của thời đại, ta có thể thấy trên mọi lĩnh vực đều có sự góp mặt của công nghệ. Thị trường tài chính không ngừng phát triển theo xu hướng của thời đại, mô hình P2P lending là minh chứng cho sự phát triển của thị trường.
So với mô hình cho vay truyền thống thì P2P lending đã tạo cho bản thân một vị trí hoàn toàn mới, nâng cao lợi ích từ hoạt động cho vay. Và sự góp mặt của P2P Lending trong thị trường tài chính càng trở nên phổ biến trên thị trường thế giới nói chung, thị trường Việt Nam nói riêng.
MicroFund
#vaytinchapdoanhnghiep
#hanmucduphong
Nguồn thông tin:
(1) Naok Nemoto, David J.Storey & Bihong Huang, 2019. OPTIMAL REGULATION OF P2P LENDING FOR SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES, 1-3.
(2) Thực trạng thị trường Việt Nam với sự góp mặt của các công ty P2P Lending có nguồn gốc từ Trung Quốc
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận