24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thúy An
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ông Trần Phương Bình và lãnh đạo nhóm Đồng Tiến khai gì với cơ quan điều tra?

Sao bây gờ thấy FE Credit và nhiều ngân hàng cho vay tín chấp chẳng có tài sản đảm bảo gì với lãi suất cắt cổ mà vẫn không bị gì nhỉ?

Ông Trần Phương Bình thừa nhận việc cho vay không có tài sản bảo đảm, cho vay tín chấp là sai quy định của pháp luật và của DAB.

Theo cáo trạng vụ án sai phạm tại DongABank (DAB), nhóm Đồng Tiến là một trong 4 nhóm khách hàng mà lãnh đạo DAB đã duyệt cho vay tín dụng, cùng với nhóm M&C, Hiệp Phú Gia và Tân Vạn Hưng, gây thiệt hại tổng số tiền hơn 8.800 tỷ đồng.

Như BizLIVE đề cập ở những thông tin vừa qua, từ năm 2008 đến năm 2015, nhóm Đồng Tiến gồm Công ty Đồng Tiến và Công ty TBTP đã ký tổng cộng 329 hợp đồng tín dụng để vay DAB tổng số tiền hơn 4.375 tỷ đồng. Đến ngày 24/12/2018 (thời điểm khởi tố vụ án), 58 hồ sơ vay của 2 công ty còn dư nợ hơn 1.690 tỷ đồng gồm gốc và lãi, đến nay không có khả năng thu hồi.

Tại Cơ quan điều tra, ông Trần Phương Bình, nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB khai, các công ty thuộc nhóm khách hàng Đồng Tiến là khách hàng lâu năm của DAB, có nhu cầu vay vốn để phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh liên quan đến mặt hàng sắt thép.

Thời gian đầu, việc kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả. Tuy nhiên, từ thời điểm đầu tư xây dựng Nhà máy thép Đồng Tiến, ông Trần Phương Bình biết Công ty Đồng Tiến, Công TBTP hoạt động kinh doanh thua lỗ liên tục, không đủ điều kiện cấp tín dụng. Nhưng để tạo điều kiện cho các công ty này có nguồn vốn lưu động để vận hành Nhà máy thép Đồng Tiến mới được hoàn thành xây dựng, đi vào sản xuất, dần tạo nguồn thu để thanh toán nợ cho DAB, nên ông Bình đã chỉ đạo DAB Sở giao dịch thực hiện việc cấp tín dụng cho các công ty thuộc Nhóm khách hàng Đồng Tiến vay vốn.

Trong đó, ngoài các khoản vay có tài sản bảo đảm, thì ông Bình đã chỉ đạo cho cho các công ty này vay vốn của DAB không có tài sản bảo đảm, cho vay tín chấp.

Ông Trần Phương Bình thừa nhận việc cho vay không có tài sản bảo đảm, cho vay tín chấp là sai quy định của pháp luật và của DAB. Với vai trò là người điều hành hoạt động DAB, chỉ đạo cho các công ty thuộc nhóm khách hàng Đồng Tiến vay vốn, Trần Phương Bình đã trực tiếp phê duyệt 10 tờ trình cho vay tín chấp không có tài sản bảo đảm.

Đến nay, các khoản vay đã quá hạn thanh toán, dư nợ lớn, doanh nghiệp ngừng hoạt động, không có tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ vay cho DAB. Tính đến ngày 24/12/2018, 10 hợp đồng còn dư nợ với tổng số tiền hơn 393 tỷ đồng, trong đó hơn 222 tỷ đồng nợ gốc và hơn 170 tỷ đồng nợ lãi.

Với vai trò là người liên quan, ông Trần Quang Khải, Giám đốc Công ty Đồng Tiến khai, Nhà máy thép Đồng Tiến được xây dựng từ năm 2008, nhưng do việc cấp điện cho nhà máy chậm, rồi sau đó khi có điện cho chạy thử (năm 2010) thì liên tục xảy ra sự cố do máy móc thiết bị để quá lâu, hỏng hóc và han gỉ, Công ty lại phải ngừng sản xuất để sửa chữa và bảo trì thiết bị. Khi khắc phục được trục trặc do thiết bị, lại xảy ra sự cố cháy biến thế vào đầu năm 2012 dẫn đến Công ty phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 2015, do việc Nhà máy gây ô nhiễm môi trường và khiếu nại của người dân xung quanh, dẫn đến thiếu vốn để tiếp tục sản xuất, không có vốn để trang trải các chi phí cố định hàng tháng như tiền điện nước, lương nhân viên nên từ tháng 4/2015 đến nay. Ông Khải cho biết, Nhà máy thép Đồng Tiến đã ngừng hoạt động.

Về quan hệ tín dụng, Giám đốc Đồng Tiến cho biết, công ty vay DAB từ năm 2008 đến năm 2015 tổng số tiền là hơn 3.374 tỷ đồng, đã trả 3.009 tỷ đồng, hiện có 37 hồ sơ còn dư nợ gốc hơn 676 tỷ đồng. Công ty Đồng Tiến sử dụng tiền vay để nhập khẩu thiết bị, máy móc, bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh, thanh toán các chi phí phát sinh trong sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn vay của Công ty Đồng Tiến đều đúng mục đích đã ghi trên hợp đồng tín dụng.

Ông Khải khai, quá trình thanh toán nợ vay, khi tiền bán hàng về tài khoản của Công ty Đồng Tiến mở tại DAB, DAB chủ động cắt thu nợ lãi các khoản vay, việc thu nợ thu lãi cho khoản vay nào hoàn toàn do cán bộ nhân viên tín dụng DAB Sở giao dịch quyết định. Tài sản bảo đảm cho các khoản vay trên của Công ty Đồng Tiến gồm 19 nhóm tài sản với tổng trị giá 718,69 tỷ đồng (theo định giá của DAB trước khi thực hiện cấp tín dụng).

Ông Bùi Văn Dội, Giám đốc Công ty TBTP, khai, Công ty TBTP có quan hệ tín dụng với DAB từ tháng 3/2012 đến năm 2015 với tổng số tiền vay là hơn 1.001 tỷ đồng, đã trả hơn 727 tỷ đồng, hiện còn 21 hồ sơ còn dư nợ gốc hơn 327 tỷ đồng.

Tất cả các khoản vay của Công ty TBTP nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của chính Công ty, bổ sung vốn để thanh toán tiền hàng nhập khẩu hoặc thanh toán tiền mua hàng trong nước. Tài sản bảo đảm cho các khoản vay trên của Công ty TBTP chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay là sắt thép phế liệu nhập khẩu và mua trong nước, 1 phần được DAB cho vay không có tài sản bảo đảm.

Sau khi nhập hàng hóa là sắt thép phế liệu, được sự đồng ý của DAB, Công ty TBTP giao hàng cho Công ty Đồng Tiến để đưa vào nhà máy thép Đồng Tiến để sản xuất sản phẩm phôi thép, do vậy hiện Công ty không còn tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Việc thanh toán nợ gốc lãi vay cho DAB của Công ty TBTP phụ thuộc vào việc Công ty Đồng Tiến thanh toán tiền cho Công ty TBTP căn cứ trên bảng xác nhận công nợ giữa hai bên.

Tài liệu điều tra xác định, quá trình xét duyệt, cấp tín dụng cho các công ty thuộc nhóm khách hàng Đồng Tiến vay vốn, các đối tượng liên quan tại DAB, gồm: Trần Phương Bình đã có hành vi chỉ đạo cấp dưới và các nhân viên DAB lập tờ trình để Trần Phương Bình phê duyệt cấp tín dụng cho cho các công ty thuộc nhóm khách hàng Đồng Tiến vay 10 khoản vay tín chấp không đúng đối tượng cho vay; Cấp tín dụng trong điều kiện các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ liên tục, không có tài sản để thế chấp, cầm cố, không đủ điều kiện để cho vay; không tiến hành thẩm định thực tế hiệu quả phương án kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp, không quản lý giám sát việc sử dụng vốn vay và thu hồi nợ, dẫn đến các khoản vay đã quá hạn thanh toán, có dư nợ lớn, doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, không có khả năng trả nợ, không có tài sản để xử lý nợ vay, gây thất thoát tài sản cho DAB.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả