Ông Trần Đức Anh (KBSV): Chứng khoán 2021 tiếp tục khả quan
Chia sẻ về chiến lược đầu tư, ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô & Chiến lược Thị trường của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết, về tổng thể thì các yếu tố tích cực vẫn đang chiếm ưu thế, là cơ sở để tiếp tục có một năm 2021 khởi sắc của TTCK. Vị chuyên gia dự báo VN-Index sẽ chạm mức cao nhất quanh 1,200 điểm.
Nhiều yếu tố tích cực tác động lên chứng khoán năm 2021
Covid-19 là cái tên xuyên suốt năm 2020 và chắc chắn sẽ còn xuất hiện trong năm 2021. Theo ông, nhà đầu tư nên ứng xử thế nào trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh tai hại này?
Dù vậy, đây chưa phải là yếu tố thị trường có thể hoàn toàn yên tâm trong năm 2021. Đã có những dự báo cho thấy phải mất 12-18 tháng nữa dịch Covid-19 mới có thể hoàn toàn được dập tắt (phụ thuộc vào hiệu quả vaccine, quy mô tiêm phòng, sự phối hợp giữa các Chính phủ…).
Đối với nhà đầu tư cổ phiếu, dù bối cảnh vĩ mô thuận lợi, nên hạn chế đầu tư với tỷ trọng cổ phiếu quá cao, và không nên sử dụng margin khi mà kinh nghiệm đầu tư trong năm 2020 cho thấy các cú sốc Covid-19 có thể quay trở lại bất cứ thời điểm nào.
Ông đánh giá triển vọng TTCK Việt Nam trong năm 2021 sẽ như thế nào?
Trong đó, yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố mang tính trọng yếu nhất là triển vọng phục hồi vĩ mô trong nước, nhờ việc Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19, các chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN), xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đến Việt Nam, cùng kỳ vọng vào sự phục hồi nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu chính khi mà dịch Covid-19 có thể được kiểm soát trong tương lai gần nhờ vaccine. Trên thực tế, đa số các tổ chức tài chính lớn trên thế giới đều đưa ra các dự báo tích cực với triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021, phổ biến trong khoảng 6.5%-7% tăng trưởng GDP.
Yếu tố thứ hai là chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng mạnh mẽ, của cả Việt Nam lẫn hầu hết các nền kinh tế lớn, khả năng cao sẽ tiếp tục được duy trì giúp nguồn tiền rẻ dồi dào. Bên cạnh đó, đồng đô la Mỹ (USD) được dự báo sẽ tiếp tục suy yếu nhờ kinh tế Mỹ phục hồi tốt nhưng không quá nóng, lạm phát duy trì ở mức thấp, các chính sách nới lỏng mạnh mẽ, cùng thực trạng thâm hụt kép (twin deficit) đối với cả ngân sách và tài khoản vãng lai của Mỹ duy trì ở mức cao.
Một đồng USD yếu luôn là yếu tố tích cực giúp gia tăng dòng tiền chảy vào các thị trường mới nổi và điều này đặc biệt đúng đối với TTCK Việt Nam (dựa vào các quan sát trong quá khứ. Dù vậy, việc Việt Nam bị Mỹ xác định là quốc gia thao túng tiền tệ trong báo cáo gần đây có thể khiến giá trị VNĐ tăng nhẹ và các hiệu ứng tích cực có phần giảm bớt.
Sau cùng, TTCK Việt Nam cũng còn những kỳ vọng riêng trong năm 2021 liên quan đến việc Chính phủ đẩy mạnh công tác thoái vốn, cổ phần hóa, nâng hạng thị trường, giao dịch T0, hay tác động tích cực từ hàng loạt các Hiệp định FTA được ký kết gần đây…
Dĩ nhiên, trong bất kỳ giai đoạn nào, kỳ vọng luôn song hành với rủi ro.
Những rủi ro đó là gì, thưa ông?
Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh (KQKD) các doanh nghiệp niêm yết không theo kịp đà tăng của TTCK trong bối cảnh định giá VN-Index đã ở mức cao.
Cuối cùng là các rủi ro về mặt chính trị cũng có thể tác động lên thị trường chứng khoán.
Trên cơ sở đó, ông dự báo thế nào về diễn biến VN-Index trong năm 2021?
Với nhận định đồng USD suy yếu, khối ngoại khả năng cao sẽ đẩy mạnh mua ròng ở các thị trường mới nổi bao gồm Việt Nam. Mức định giá của VN-Index hiện tại tương đối hấp dẫn so với các nước trong khu vực, nhưng không còn rẻ so với chính chỉ số này trong quá khứ.
Nhà đầu tư cần quan tâm nhiều đến chính sách tiền tệ.
Nhóm ngành nào có tiềm năng dẫn sóng trong năm 2021?
Ngoài ra, tác động từ các Hiệp định thương mại tự do (CPTPP, EVFTA, RCEP…), cùng việc thu hút tốt dòng vốn đầu tư FDI giúp cổ phiếu doanh nghiệp thuộc các ngành hưởng lợi trực tiếp sẽ tiếp tục giao dịch khởi sắc trong năm 2021 như dệt may, thủy sản, logistics, bất động sản khu công nghiệp…
Theo ông, nhà đầu tư cần quan tâm điều gì nhất trong năm 2021?
Bên cạnh cổ phiếu, ông đánh giá thế nào về cơ hội từ các sản phẩm khác trên thị trường như trái phiếu, chứng khoán phái sinh hay chứng quyền có đảm bảo?
Trong bối cảnh thị trường TPDN ở Việt Nam còn non trẻ, chưa có đơn vị uy tín thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm, thông tin chưa minh bạch rõ ràng, khó khăn trong việc đánh giá tài sản đảm bảo, lãi suất thiếu thống nhất… Nghị định 81 ra đời là sự điều chỉnh hợp lý, dù làm chậm lại sự phát triển của thị trường TPDN, vốn đang có quy mô khá nhỏ so với các thị trường trong khu vực. Trong năm 2021, thị trường TPDN khó có thể sôi động trở lại như trước, tuy nhiên, tính minh bạch và mức độ lành mạnh sẽ được cải thiện.
Đối với các sản phẩm phái sinh như chứng quyền, hợp đồng tương lai chỉ số, là những sản phẩm có tính đòn bẩy cao, đầu cơ 2 chiều lên/xuống với mức độ sôi động, biên độ tăng/giảm bám sát thị trường cơ sở. Các sản phẩm này nhiều khả năng sẽ tiếp tục thu hút tốt sự quan tâm của nhà đầu tư trong bối cảnh môi trường lãi suất thấp, dòng tiền tiếp tục duy trì dồi dào trên TTCK trong năm 2021.
Xin cám ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận