24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Thanh Cường
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ông chủ Masan đề xuất giải pháp thúc đẩy kinh tế trước đại dịch COVID-19

Mặc dù, Việt Nam đang phải đối mặt với một mối nguy từ đại dịch COVID-19 nhưng Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan - ông Nguyễn Đăng Quang vẫn lạc quan cho rằng: “Trong nguy có cơ”.

Tại cuộc họp giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với các tập đoàn kinh tế tư nhân mới đây, ông chủ của Tập đoàn Masan đã đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như nhà nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang lây lan rộng trên toàn cầu.

Mặc dù, nước ta đang phải đối mặt với một mối nguy từ đại dịch COVID-19 nhưng Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Group - ông Nguyễn Đăng Quang vẫn lạc quan cho rằng: “Trong nguy có cơ”.

Theo ông Quang, ưu tiên số 1 hiện nay là cần ổn định tâm lý, ổn định xã hội, ổn định an sinh xã hội. Ông chủ Masan dẫn chứng, trong khi nhiều người đang lo sợ dịch bệnh lây lan, thì đích thân Tổng giám đốc Vincommerce đã xuống cửa hàng VinMart+ bán hàng cùng nhân viên. Kết quả, cửa hàng hôm đó doanh số tăng hơn và tinh thần của nhân viên cũng phấn chấn hơn.

Về an sinh xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chỉ đạo rất sát sao về việc phải có đủ gạo, có đủ thịt cho nhân dân. "Đến hôm nay, tại hệ thống hơn 3.200 siêu thị và cửa hàng VinMart, VinMart+ ngoài thịt heo của Masan, chúng tôi đã nhanh chóng ký xong hợp đồng với Tổng Công ty Lương thực miền Bắc để đảm bảo cung cấp đủ gạo, bình ổn giá tại tất cả các điểm bán trên 63 tỉnh thành" - ông Quang thông tin.

Theo ông Quang, giải pháp này ngay lập tức tạo ra sự ổn định đối với hai mặt hàng quan trọng là gạo và thịt, giúp người dân an tâm hơn.

"Chúng tôi đang làm việc với các doanh nghiệp chủ chốt của Việt Nam để đảm bảo các sản phẩm thiết yếu khác như mỳ, rau, trứng, sữa… luôn đầy đủ, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý để người tiêu dùng đến VinMart, VinMart+ lúc nào cũng có. Các nhà máy của Masan đang hoạt động tối đa công suất để đảm bảo đủ hàng cho chuỗi cung ứng này" - ông chủ Masan nói.

Ông Nguyễn Đăng Quang cho biết, thực tế, truyền thống mua sắm của người Việt Nam vẫn là thích đến tận siêu thị hay cửa hàng, nhìn thấy người bán hàng, chạm vào hàng hóa để yên tâm hơn. Nhưng ngày hôm nay, người ta sợ đến nơi đông người, đấy chính là cơ hội cho bán hàng online.

Hiện tại, hệ thống VinCommerce đã đẩy mạnh chương trình bán các gói hàng nhu yếu phẩm theo hai cách, người tiêu dùng có thể đến cửa hàng, hoặc ngồi ngay tại nhà, sẽ có nhân viên giao đến tận nơi.

"Bán hàng online là xu thế tất yếu của tương lai, và tôi tin rằng khủng hoảng do COVID-19 sẽ đẩy xu thế này phát triển nhanh hơn. Các doanh nghiệp về công nghệ nên đi đầu để nhanh chóng đón bắt vấn đề này" - ông Quang nhấn mạnh.

Giải pháp thứ 2 ông Nguyễn Đăng Quang đề xuất với Chính phủ là việc tích lũy và tăng cường sức dân, sức nước. Bởi khi có khó khăn thì nguồn lực phải được tích lũy.

Ông Quang lý giải, trong giai đoạn nền kinh tế bị ngưng trệ vừa qua đồng nghĩa với nhiều nguồn lực cũng bị ngưng đọng theo. Và chúng ta dễ dàng nhìn thấy, vai trò của xuất khẩu là vô cùng quan trọng.

"Nếu tháng trước chúng ta không xuất khẩu được thanh long, tôm hùm thì cả nước có "giải cứu" bao nhiêu đi nữa cũng không giải quyết được vấn đề" - ông Quang dẫn chứng.

Nhưng khi chúng ta giải quyết được vấn đề xuất khẩu, thì tất cả nông dân có tiền tức là họ khỏe hơn, doanh nghiệp có tiền cũng khỏe hơn, người làm có công việc cũng khỏe hơn.

Ông chủ Masan cho rằng, Việt Nam có lợi thế rất lớn về xuất khẩu, do đó cần phải tăng cường xuất khẩu từ nông sản, máy móc thiết bị… để thu hút nguồn lực quốc tế về Việt Nam. Vì khủng hoảng mới chỉ bắt đầu với kinh tế toàn cầu. Trong khi, chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị thiếu hụt ở rất nhiều nơi do hơn 2 tháng nay kinh tế Trung Quốc bị đình trệ. Đây chính là là cơ hội nếu chúng ta làm được, nắm bắt được.

Để làm được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành định hướng và tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp kịp thời.

Ông Nguyễn Đăng Quang cũng đưa ra dẫn chứng, Trung Quốc hiện chiếm 85% trữ lượng Vonfram, nhưng trong 2 tháng dịch bệnh vừa qua, thị trường đứng im thì đây lại là cơ hội của Masan để đưa Vonfram ra với toàn cầu. Masan sẽ không chỉ bán Vonfram mà còn đầu tư mua lại các doanh nghiệp chế biến sâu mang tính toàn cầu khác.

"Khủng hoảng đòi hỏi kích hoạt sự thay đổi để mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn, quyết liệt hơn. Chúng ta sẽ tận dụng được cơ hội để thành công" - ông Quang nhấn mạnh.

Ông chủ Masan cũng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ có các giải pháp hỗ trợ cho xuất khẩu hàng hóa nhằm tạo ra chuỗi cung ứng, từ đó thu nguồn lực từ thế giới về Việt Nam.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần xem xét điều chỉnh Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết cho phù hợp với từng doanh nghiệp./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả