Ồ ạt rút BHXH một lần: Đừng “gài” người lao động vào thế khó
Theo bạn đọc Báo Người Lao Động, cái người lao động cần là giảm tuổi hưu chứ không phải giảm năm đóng. Việc rút ngắn thời gian đóng BHXH xuống 10 năm sẽ được lĩnh lương hưu, nhưng tuổi nghỉ hưu không giảm là vô lý.
Liên quan đến đề xuất của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội về việc giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, tiến tới còn 10 năm, trên Báo NLĐO tiếp tục có bài viết "Ổ ạt rút BHXH một lần: Giảm tuổi nghỉ hưu sẽ giải quyết cơ bản mọi vấn đề". Bài viết nhận được nhiều sự đồng thuận của nhiều độc giả, trong đó phần lớn cho rằng đề xuất này là không khả thi.
Một bạn đọc Tên Huy bày tỏ: "Tôi ủng hộ cách đặt vấn đề của bài viết. Ban làm luật cũng nên rút kinh nghiệm khi xây dựng luật BHXH đừng gài người lao động vào thế khó. Ví dụ: Đóng BHXH 15 năm thì được rút một lần, 16 năm thì không, nghỉ trước thì trừ %....Nguyên tắc là đóng cao, lâu năm thì hưởng mức BHXH cao, đóng thấp, ít năm thì hưởng ít, vì tiền đó là tiền NLĐ không phải là tiền của cơ quan BHXH. Doanh nghiệp đã đóng BHXH cho NLĐ mức thấp lại bị trừ các kiểu thì số tiền BH khi được nhận hông được bao nhiêu". Tương tự, bạn đọc Lisa Phạm cũng đồng tình: "Tôi cảm ơn bài viết này đã nói lên đúng và thẳng vấn đề BHXH. Tốt nhất đừng đem tuổi hưu vì DNNN khối hành chánh văn phòng thì làm đến 70 tuổi thì cũng chẳng ai muốn nghỉ. Còn khối lao động tay chân thì vất vả, lao động nữ trên 40 và nam trên 50 tuổi thì thất nghiệp dài dài vì không doanh nghiệp nào tuyển dụng lao động lớn tuổi. Nếu có áp dụng tuổi nghỉ hưu thì giữ như trước đây".
Bạn đọc Bằng Lăng phân tích thêm: "Tăng tuổi hưu, giảm số năm đóng BHXH thì người lao động rút càng nhanh. Tôi đóng được 15 năm, giờ tôi 43 tuổi, tôi phải chờ đến gần 15 năm nữa mới lãnh được lương hưu. Một bạn đọc khác chua chát: "Tôi là dân làm chính sách BHXH đây, giờ giải quyết hưu cho NLĐ tôi cũng thấy xót xa, tăng tuổi còn giảm tỉ lệ hưởng nữa. Nếu giảm năm đóng tổi thiểu mà tuổi nghỉ hưu không giảm thì NLĐ vẫn phải chờ dài cổ". Một bạn đọc thẳng thắn nói: "Chính sách BHXH còn bất cậ thì tỉ lệ NLĐ rút 1 lần sẽ ngày càng tăng chứ không giảm. Phải có quy định nếu đóng đủ 20% mà muốn lãnh lương hưu thì thế nào, chả nhẽ 50 tuổi thất nghiệp phải chờ 12 năm để lãnh lương hưu Đề nghị xem giảm tuổi hưu xuống nam 55 và nữ 50".
Tương tự, bạn đọc Phan Ngọc Xuân góp ý: "Được hưởng lương hưu khi 60 tuổi là đã mòn mỏi rồi, giờ tăng lên mỗi năm 3 tháng, tính ra phải 62 tuổi trở lên mới được hưởng hưu. Thật ra đây là cách trả lương hưu quá bất công với người lao động vì khi bắt đầu được hưởng lương hưu sẽ sống được bao nhiêu năm". Bạn đọc Nguyễn Văn Dũng bày tỏ: "Đâu phải người lao động không biết gì, nếu có lợi thì ai dại gì đi rút, luật giảm xuống 15 năm tôi 13 năm đi rút.tới 40 tuổi mất việc đợi 22 năm nửa hưởng hưu, vậy ai nuôi thời gian đó? 50 tuổi thì còn rán đợi được 62 quá lâu".
Theo nhiều bạn đọc, việc rút ngắn thời gian đóng BHXH xuống 10 năm sẽ được lĩnh lương hưu, nhưng tuổi nghỉ hưu không giảm (60 nữ, 62 nam) là vô lý. Bạn đọc đề nghị cơ quan soạn thảo luật hãy nhìn nhận thực tế, cái người lao động cần là giảm tuổi hưu chứ không phải giảm năm đóng. Một bạn đọc giấu tên lại khẳng định chắc nịch: "Thời gian và tuổi nghỉ hưu chưa chắc ảnh hưởng đến việc rút 1 lần, thực tế là lương hưu không hấp dẫn cho người được hưởng. nếu nhận lương hưu mà đủ sống thì chắc chắn mọi người sẽ xem xét khi rút 1 lần".
Theo bạn đọc Phạm Đình Lương, nếu không giảm tuổi nghỉ hưu mà chỉ không chế mức sàn 15 năm đóng BHXH thì đến năm 47 tuổi nam, 45 tuổi nữ họ sẽ rút 1 lần và đóng tiếp để đến 62 và 60 vẫn nghỉ hưu bình thường vì tiền càng ngày càng mất giá, đóng càng lâu càng thiệt thòi, lương bình quân gia quyền lại tính toàn bộ thời gian đóng nên tiền lương bình quân gia quyền của 15 năm cuối sẽ cao hơn dẫn đến lương hưu cao hơn. Đồng thời phải sửa đổi cả Luật việc làm vì Luật việc làm quy định hưởng trợ cấp BHTN tối đa 12 tháng, vậy những người đóng BHTN trên 12 tháng sẽ bị thiệt thòi. Việc về hưu sớm hơn cũng là 1 biện pháp giải quyết việc làm cho lớp trẻ".
Một bạn đọc Liêm nói: "Mọi bất cập của Luật BHXH dẫn đến việc NLĐ ồ ạt rút BHXH một lần đã được đông đảo bạn đọc và báo chí phân tích rất cụ thể, rõ ràng ...Vấn đề còn lại chỉnh sửa hay không thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng". Còn theo bạn đọc Nguyễn Đình Hóa, nghĩa vụ phải gắn liền với quyền lợi. Nhà nước quy định đóng BHXH 15, 20, 25, 30 năm, sau khi NLĐ hoàn thành thời gian đóng thì phải được hưởng chế độ hưu, dù cho người đó là bao nhiêu tuổi. đấy là vấn để căn cơ để giải quyết vấn đề. Với bạn đọc Nguyễn Phú Tuấn, nếu đóng đủ 20 năm thì cho NLĐ tự chọn tuổi nghỉ hưu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận